(LĐO) - Là xã đảo của huyện Kiên Lương (Kiên Giang), Sơn Hải bao gồm 42 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Bà Lụa. Không có bãi cát trắng ngọc ngà, không có núi cao ngất trời, nhưng thiên nhiên trong veo, con người chân chất... nơi đây sẽ níu chân du khách lưu luyến và trở lại trong ngày không xa.

< Một góc Hòn Heo nhìn từ Miếu Bà Chúa xứ.

Từ TP. Rạch Giá - trung tâm hình chính tỉnh Kiên Giang -  theo quốc lộ 80 hướng về Hà Tiên khoảng 70km, đến ngã ba Ba Hòn, nơi đây có bến tàu với nhiều loại từ tàu cây cho đến cao tốc sẵn sàng đưa du khách đến Sơn Hải.

< Từ Ba Hòn có nhiều tàu để ra Hòn Heo nên rất tiện để du lịch.
Dulichgo
Dù phương tiện nào cũng chỉ khoảng 1 giờ khởi hành là đặt chân lên Hòn Heo – thủ phủ của xã đảo Sơn Hải. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Bà Lụa, được ông Trần Văn Hạt (1901 – 1979) khai phá vào giữa thập niên 30 thế kỷ XX.

< Sơn Hải là xã đảo của huyện Kiên Lương (Kiên Giang) mà Hòn Heo là đảo trung tâm xã.

< Địa danh Hòn Heo được đưa vào công nhận tên hành chính, nhưng lưu truyền về nguồn gốc của nó thì mang đậm chất dân gian, mỗi dị bản có sức hấp dẫn riêng.
Dulichgo
Với công đức của người khai phá, ông được xem như “Tiền hiền” của đảo. Vì vậy, không chỉ được chôn tại triền đồi lộng gió – nơi được cho là phong thủy tốt nhất đảo, ông còn được cư dân thành kính họa hình đưa vào thờ tại miếu Bà Chúa xứ của đảo.

< Mộ ông Trần Văn Hạt - người được xem là Tiền hiền của Hòn Heo.

< Đa số người dân Sơn Hải sống bằng nghề đánh bắt hải sản.

Không có được bãi cát trắng ngọc ngà trải dài thoai thoải, không có những đỉnh cao ngất trời, nhưng núi ở Sơn Hải đầy cây xanh và môi trường ở Sơn Hải vô cùng thoáng đãng, trong lành.

< Gần đây, nhiều hộ bắt đầu mở rộng sang nuôi trồng hải sản.

< Người dân ở đây rất ý thức trong việc giữ và bảo vệ rừng nên núi rất xanh và nước ngầm rất tốt.
Dulichgo
Hơn thế nữa, do nằm khá gần bờ, nên Sơn Hải vừa có được cái không khí đặc thù của vùng biển đảo, nhưng lại không gieo rắc cho mọi người, nhất là du khách cái cảm giác chơi vơi, xa lắc mỗi khi màn đêm buông xuống.

< Và biển rất sạch.

< Miếu Bà nằm trên đỉnh hòn, là nơi lưu giữ văn hóa thời mở đất.

< Tượng Mẹ Nam Hải đứng trên con tàu hướng ra biển như canh giữ bình an cho người dân ra khơi đánh bắt hải sản.
Dulichgo
Đến Sơn Hải, du khách không chỉ được thưởng thức hải sản tinh tươi tự nhiên, mà còn được chiêm bái nhiều di tích liên quan đến thời mở đất, như: Chùa Sơn Hải, miếu Bà Chúa Xứ, với hình tượng Mẹ Nam Hải đứng trên con tàu hướng ra biển khơi như để canh giữ bình an cho người dân ra khơi,...

< Lực lượng Công an, quân sự và chính quyền thường xuyên tuần tra, kiểm soát nên trật tự xã hội rất ổn.

< Sơn Hải có nhiều nhà nghỉ an toàn, tiện nghi nên du khách an tâm lưu trú qua đêm.

Chính vì thế, nhiều người đã cho rằng không nên ví von Sơn Hải là “Hạ Long phương Nam”, bởi như thế không xứng tầm với vẻ đẹp trong veo này...

Theo Lục Tùng (Lao Động)
Du lịch, GO!

Thăm lại Sơn Hải
Hòn Heo: Hạ Long Của Phương Nam