(TNO) - Những ngày này, khắp các con hẻm trên đường Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8, TP.HCM trở nên nhộn nhịp hẳn, các lò bánh tro tại đây tất bật nấu, gói bánh chuẩn bị tết Đoan Ngọ.

< Bánh ú lá tro được nhiều người mua về để cúng dịp tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ hay dân gian hay gọi là tết Diệt sâu bọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Sở dĩ gọi là Đoan Ngọ bởi lễ cúng thường bắt đầu vào giữa trưa. "Đoan" là mở đầu, "ngọ" là giữa trưa.

< Nguyên liệu dùng để gói bánh tro gồm lá tre, đậu xanh, gạo nếp.
Dulichgo
Có ý kiến cho rằng ngày tết này của Việt Nam bắt nguồn từ tín ngưỡng văn hóa nông nghiệp. Người xưa truyền lại rằng hằng năm cứ đến ngày này cúng bánh tro, trái cây, cơm rượu thì sẽ trị được nạn sâu bọ hoành hành vào vụ mùa.

< Nếp sau khi được ngâm với nước tro cần rửa sạch nhiều lần trước khi gói bánh.

Hơn nửa thế kỷ nay, mỗi khi đến tết Đoan Ngọ các lò bánh tro ở đường Phạm Thế Hiển lại nổi lửa rộn ràng suốt mấy ngày đêm để phục vụ bà con. Ngay từ ngày mùng 2, người người, nhà nhà đã bắt đầu ngâm nếp, xào đậu để chuẩn bị gói bánh.

< Gói bánh.

< Bánh tro vừa gói xong, chưa nấu.
Dulichgo
Bánh tro được gói khá đơn giản, nhân chỉ có nếp ngâm nước tro, rửa kỹ và đậu xanh được xào, viên lại thành từng viên nhỏ. Bánh được gói bằng lá tre. Người gói bánh lâu năm thường kén lá tre xanh để gói cho bánh đẹp và hợp vệ sinh. Mỗi cái bánh thường dùng 3 chiếc lá.

< Nấu bánh tro là công việc rất vất vả, cần canh lửa liên tục để bếp luôn đủ nóng.

< Một nồi mỗi lần nấu được 600 cái bánh.

Bánh tro sau khi nấu chín sẽ được bỏ mối cho các điểm bán ngay tại khu vực đường Phạm Thế Hiển và khắp nơi trong thành phố. Giá bánh bán lẻ trên thị trường giao động từ 30.000 - 70.000 đồng/10 cái tùy kích thước.

< Bánh được vớt ra sau 3 tiếng nấu sôi liên tục.
Dulichgo
Bà Đậm, chủ lò bánh tro trên đường Phạm Thế Hiển cho biết: “Nhà tôi làm tấn mấy nếp là mấy trăm ngàn cái bánh, nhiều lắm. Có khi người ta lấy mấy thiên (1 thiên: 1000 cái), mà nhiều mối. Nhà tôi là lò lớn, mối của mẹ để lại. Nhân mình xào vào mùng 1, mùng 2 rồi làm nếp. Bắt đầu bán ra lò là tôi phải trực chiến, làm sáng, đêm, không được tắt đến ngày mùng 5 luôn. Năm nay giá lá lên còn nếp vẫn bình thường. Gói thì cho người ta thêm chút đỉnh còn nhà lò mình cũng bỏ mối bằng năm ngoái, không lên giá".

< Bánh được bán ở đường Phạm Thế Hiển. Chị Nga, chủ cửa hàng bánh tro cho biết: "Tôi bán 3 ngày, mùng 3, mùng 4, mùng 5. Bánh này bánh cúng gia truyền. Một ngày tôi bán được 500 - 700 cái. Lượng khách mua năm ngoái và năm này bằng nhau, không thay đổi”.

Ông Hải, người đốt lò nấu bánh cho biết: “Canh lửa đều bánh mới ngon, lửa yếu bánh sẽ không ngon. Nghề truyền thống mỗi năm làm mấy ngày thôi nên không xài công nghiệp được, làm thủ công thôi. Một nồi là 10 xâu, mỗi xâu 60 cái, mỗi nồi 600 cái bánh".

Theo Thùy Dương, Nhật Diễm (Thanh Niên)
Du lịch, GO!