(MTO) - Du lịch Tây Bắc, một lần ghé thăm những bản làng của người Dao, du khách sẽ thật sự ấn tượng với những phong tục tập quán của dân tộc này. Dường như, trải qua bao thăng trầm của thời gian, người Dao vẫn giữ được những bản sắc văn hóa đậm nét truyền thống. Trong đó, nghi lễ cưới hỏi là một phần tạo nên nét đặc sắc, có sức lôi cuốn du khách thập phương trong những tour du lịch tháng ba.
Đám cưới của người Dao thường diễn ra trong vòng 1 – 2 ngày. Đám cưới thường được tổ chức chủ yếu bên nhà trai, nhà gái chỉ làm một bữa ăn vui vẻ để đưa cô dâu về nhà chồng.
Nếu có dịp du lịch Tây Bắc mùa hè và tham dự vào lễ cưới của người Dao, chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với lễ rước dâu với rất nhiều nghi thức.
Theo phong tục của người Dao, chú rể không được đi đón dâu và không được nhìn mặt cô dâu cho tới khi thực hiện xong các nghi lễ tạ tổ tiên. Theo họ, đó là cách để tránh như rủi ro sau này, để đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc.
Dulichgo
Do đó, nhà trai sẽ cử một đoàn nhạc lễ sang nhà gái xin dâu. Dẫn đầu đoàn là dàn âm thanh mang những nét đặc trưng của người Dao bao gồm: kèn, trống, chiêng, chũm choẹ.
Trên đường đi đón dâu về, người thổi kèn sẽ thổi các bài ca mừng đám cưới với vũ điệu sôi động và rộn rã.
Mỗi lần đoàn rước dâu đi qua các bản làng, không gian trở nên vô cùng sống động, không kể già trẻ, gái, trai, mọi người như cùng hân hoan mừng cho hạnh phúc đôi vợ chồng trẻ.
Dulichgo
Nổi bật nhất trong đám cưới là hình ảnh cô dâu mới trong bộ trang phục truyền thống. Cô dâu được trang điểm gồm một chiếc khăn đỏ lớn trùm đầu, bên trên là chiếc mũ đỏ màu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng.
Bộ trang phục ấy như kết tinh của văn hóa truyền thống dân tộc Dao và thể hiện được sự khéo léo của người con gái.
Từng đường kim mũi chỉ tinh xảo, từng họa tiết thổ cẩm đặc sắc như tâm tình của cô gái nhỏ nôn nao, vui sướng và chờ mong một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nét đẹp quyến rũ, nụ cười hân hoan trên khuôn mặt cô dâu ngày cưới trở thành một điểm nhấn rực rỡ giữa khung cảnh núi rừng thơ mộng.
Dulichgo
Khi tới nhà trai, đoàn rước dâu phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên mới được bước vào nhà chính. Trong thời gian làm lễ, bà mối hai bên sẽ hát đối đáp răn dạy phận làm dâu.
Một điểm đặc biệt mà các du khách khi du lịch Tây Bắc rất ngạc nhiên là nghi thức rửa chân của cô dâu trước khi bước vào nhà. Người Dao cho rằng, cô dâu đi trên đường có thể bị các tà ma, ngoại thần bám theo, nên trước khi vào nhà phải làm lễ trừ tà quỷ.
Cô dâu sẽ được phù dâu che ô và bước vào trước cửa nhà, nhưng cô dâu vẫn phải quay ra ngoài. Nhà trai lấy một chậu nước, trên chậu đặt một con dao, một đôi dày mới, chuẩn bị ba cành đào hoặc ba cọng gianh tươi. Thầy cúng sẽ thực hiện các động tác nhằm đuổi tà ma.
Dulichgo
Xong động tác này, cô dâu bước vào nhà, dừng trước chậu nước, bỏ đôi hài cũ ra, dơ chân qua trên chậu nước, con dao đặt trên chậu nước được bỏ ra, một em bé trai hoặc gái nhà trai rửa chân cho cô dâu và đi hài mới vào chân cho cô dâu.
Khi các nghi lễ được tổ chức xong xuôi, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ, nhận chén rượu và trang sức vàng bạc do cha mẹ chồng trao tặng. Khung cảnh hai vợ chồng trẻ buộc dải khăn đỏ như thể hiện sợi dây tơ hồng gắn kết tình yêu của họ, như lời chúc phúc cho cuộc sống hạnh phúc bền lâu.
Các nghi thức chính của đám cưới dừng lại ở đó, tuy nhiên, nếu du lịch Tây Bắc trúng thời điểm, du khách sẽ được tham gia đêm hát Páo Dung đầy thú vị. Những lời ca da diết, những khúc hát ngọt ngào được các chàng trai, cô gái hai bên thi thố. Lắng nghe những lời ca ấy, dường như con người ta cảm thấy mình như trẻ lại, sức sống dạt dào.
Những âm thanh vang vọng cả núi rừng làm cho không gian ngập tràn niềm hạnh phúc, tình yêu con người, yêu cuộc sống như trỗi dậy trong trái tim đầy nhiệt huyết của những người dân và cả những người có dịp du lịch Tây Bắc vào tháng 3.
Dulichgo
Trong chuyến hành trình du lịch Tây Bắc, tham dự lễ cưới của người Dao, hòa cùng làn ca điệu hát Páo Dung là cách để du khách trên mọi miền đất nước hiểu rõ hơn về phong tục tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam. Nghi lễ đám cưới đã phần nào khắc họa những nét văn hóa truyền thống của người Dao. Đó là vốn quý cần bảo tồn để giữ vững bản sắc ngàn đời, để mỗi người con mang dòng máu Lạc Hồng lại tự hào hơn về kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt.
Theo Loan vtp - Mytour.vn
Du lịch, GO!
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.