(TH) - Cùng với đèo Ngang, sông Gianh là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Sông dài 160 km, bắt nguồn từ ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn. Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang. Cửa sông có cảng biển là cảng Giang.

Ở thượng nguồn Sông Gianh, núi non trùng điệp, vào những buổi chiều nắng đẹp, mặt sông lấp lánh ánh bạc. Những con thuyền nhanh tay chèo lái của ngư dân trên dòng Sông Gianh đã tạo nên cảnh sắc non bồng thủy tú như bức tranh “sơn thủy hữu tình”.

Do chảy qua nhiều vùng đá vôi, nên dòng sông tạo ra nhiều hang động kỳ thú như Minh Cầm, động Lạc Sơn... Gần đây nhất khoảng tháng 11/2009,người ta đã phát hiện ra hang động nhiều tầng dưới đáy sông Gianh ở độ sâu 50m (nối xã Châu Hóa với các xã vùng bắc sông Gianh, huyện Tuyên Hóa).
Dulichgo
Phần thượng lưu sông Gianh có tên là Rào Nậy .Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70-80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh.

Trong lịch sử, Sông Gianh được gọi là Linh Giang và là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570-1786), chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).

Trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy của nhà Nguyễn như luỹ Thầy dài 18 km do quan Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng, luỹ Trường Dục dài 10 km. Các di tích này, một số hiện vẫn còn.

Quãng sông đẹp nhất là khúc trung lưu chạy dài từ chân ga Lệ Sơn lên đến cầu Chợ Gát, sông quãng này không rộng như ở hạ lưu, không hẹp như phần thượng nguồn, lòng sông vừa phải, nước chảy lững lờ, những đêm trăng lấp lánh nước dường như không chảy mà dùng dằng nửa ở nửa về, như một chàng thi sĩ đa tình muốn ở lại để giữ hết vào lòng mình cảnh đẹp. Những lúc thủy triều lên, sóng vỗ vào vách đá qua tháng năm hình thành những phần lèn đứt chân, ăn sâu vào núi đá tạo nên cảnh đẹp kỳ thú và bí ẩn mà không một con sông nào có được.Dulichgo

Từ bao đời nay dòng sông vẫn bình lặng trôi, hòa với bóng nước trời mây, núi non trùng điệp, lấp lánh ánh bạc của những con thuyền nhanh tay chèo lái, thêm cái nắng rát bỏng miền Trung khắc nghiệt, đôi bờ sông Gianh vẫn bình dị và trầm mặc theo thời gian.

Trải dài theo sông là những xóm làng thuần nông, làng nghề, làng văn hóa.Làng nghề nằm ở hạ lưu sông Gianh (làng nón lá, bánh đa bánh đúc Tân An được nắng gió của dòng sông làm đậm đà hương vị).

Khúc sông Gianh chạy qua xã Phù Hoá dài chừng 4 cây số là vùng giao thoa giữa nước lợ và nước ngọt. Làng Phù Hoá nghèo nhưng dân Phù Hoá ham học.
Dulichgo
Xuôi tiếp về hạ lưu sông Gianh, đến đoạn qua hai xã Quảng Hải và Quảng Thanh, nước sông đã bắt đầu có độ mặn. Nơi miền sơn cước có một ngôi làng Lệ Sơn lưng tựa vào 99 ngọn núi, mặt hướng ra dòng sông Gianh cuồn cuộn sóng vỗ, từ hàng trăm năm trước đây là làng văn hóa đứng đầu trong bát danh làng xứ Quảng về tinh thần hiếu học và cần cù của người dân nghèo nơi đây. Tương truyền từng có 100 con chim phượng hoàng rủ nhau bay đậu ở núi làng Lệ Sơn nên địa danh này là vùng đất linh địa, cảnh sắc non bồng thủy tú như bức tranh sơn thủy hữu tình.
Dulichgo
Ngoài sông Gianh, Quảng Bình còn 4 hệ thống sông chính khác là sông Roòn, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Toàn tỉnh có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

Du lịch, GO! tổng hợp

Khát vọng Sông Gianh
Trăm ngôi nhà cổ bên bờ sông Gianh
Chắt chắt - Đặc sản sông Gianh