“Sau khi cướp bóc, băng hải tặc trở về đảo bé rồi lặn xuống nước mang châu báu vào hang cất giấu nên dân gian gọi là hang kẻ cướp”. Đấy là giai thoại từ hàng trăm năm trước ở đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi).

Đảo Bé Lý Sơn còn có tên gọi khác là đảo An Bình. Đảo bé là đảo thứ 2 trong 3 đảo tại Lý Sơn và cũng được đánh giá là đảo có bãi biển đẹp và hoang sơ nhất tại Lý Sơn.

Trong dịp ra đảo Lý Sơn, tôi cùng với những người bạn có chuyến hành trình sang đảo Bé vào buổi sáng mùa hè khá thú vị. Chiếc xuống cao tốc sau 7 phút lướt bay trên sóng, chúng tôi bước chân lên đảo với diện tích gần 0,7km2 cùng hơn 100 hộ dân đang sinh sống.

Có giả thuyết cho rằng, đảo Bé được tách ra từ đảo lớn sau một cơn biến động địa chấn vì thế nơi đây không có miệng núi lửa. Khung cảnh khá yên bình với những hàng dừa cao vút vươn lên trời xanh.
Dulichgo
Chúng tôi thật bất ngờ khi nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang cát trắng xóa với bờ được be đắp bằng đá ong, một tuyệt tác bởi sự cần mẫn và khéo léo của con người. Dường như đảo bé bị rỗng ruột nên nước mưa ngấm vào cát rồi trôi tuột ra biển. Vì thế, mỗi năm chỉ gieo trồng được một vụ vào mùa mưa.

< Con đường lớn duy nhất trên đảo.

Người dân dự trữ nước mưa để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, khi hết phải mua nước ngọt chuyên chở từ đảo lớn và đất liền với giá khá cao. Vì thế, trong đề án quy hoạch phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thống nhất chủ trương xây dựng cầu vượt biển nối đảo lớn và đảo bé dự kiến dài 4km.

Bên việc cạnh xây cầu, đảo sẽ được quy hoạch, tái tạo các bãi tắm, xây bể tận dụng xử lý nguồn nước mưa, sử dụng xe điện để vận chuyển du khách lẫn hàng hóa trên đảo.

Có giai thoại kể rằng, hàng trăm năm trước, nơi đây từng là sào huyệt của cướp biển hay còn gọi là giặc Tàu ô. Từ hòn đảo này, chúng lén lút đổ bộ cướp phá đảo lớn và cả vào đất liền.
Dulichgo
Sau khi cướp bóc, chúng trở về trú ngụ và cất giấu của cải trong hang dưới vách đá dựng đứng bên mép biển, người dân gọi là hang kẻ cướp. Phóng viên Văn Mịnh, công tác tại Đài truyền thanh huyện đảo Lý Sơn, đưa tôi đến bãi tắm tuyệt đẹp, chỉ vào vách đá: “Theo nhiều bậc cao niên thì dưới đó là hang kẻ cướp rất hiểm trở, phải lặn xuống biển mới tìm được lối vào hang”.

< Ruộng hành tỏi trên đảo.

Anh còn kể rằng, mỗi khi đổ bộ lên đảo lớn, bọn chúng cướp phá và bắt gái đẹp rồi bỏ đi. Vì thế mà nhiều ngôi nhà cổ ở đảo Lý Sơn phải xây dựng có hai vách để phụ nữ trốn giặc Tàu ô.

Khi bọn cướp xuất hiện, dân trên đảo thông báo cho nhau bằng những tiếng tù và rúc liên hồi. Trai tráng trên đảo dũng mãnh lao ra bãi biển đánh đuổi bọn giặc cướp. Thuở ấy, có bà Phạm Tiên Điều, con út của cụ thủy tổ họ Phạm ở Lý Sơn.

Trong một lần giặc cướp vào đảo lớn, bà chạy đi báo tin cho cha mẹ thì bị chúng phát hiện và truy bắt. Đường cùng, bà đã lao xuống biển tuẫn tiết để giữ tấm thân trong sạch và giờ được nhân dân xây đền thờ cúng viếng.
Dulichgo
Cướp biển trú ngụ trên đảo Bé thuở trước giờ đã lùi vào dĩ vãng, chỉ được gợi lại bởi sự tò mò của du khách. “Kho báu” ở nơi đây giờ là những thắng cảnh tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng cùng với sự cần cù và lòng mến khách của người dân đất đảo.

Lang thang trên bãi biển lộng gió giữa trưa nắng, chúng tôi luôn gặp những nụ cười thân thiện. Cuộc sống nơi đây thật yên bình đúng như tên gọi xã đảo An Bình.

< Nước biển ở đây trong xanh...

Dù là ngày nghỉ cuối tuần nhưng Bí thư Đảng ủy xã Huỳnh Lũy và Đại úy Nguyễn Văn Ca, công tác tại Đồn Biên phòng Lý Sơn vẫn tản bộ dưới nắng gặp gỡ du khách. Nghe hai anh tâm sự về những kế hoạch phát triển du lịch, tôi nhận ra rằng, đấy là kho báu mà các anh đang khai quật để phát triển đảo bé ngày càng giàu mạnh.
Dulichgo
Lý Sơn (còn gọi là Cù Lao Ré) là huyện đảo nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Đảo được hình thành từ sự phun trào núi lửa cách đây 25 – 30 triệu năm. Hòn đảo này có diện tích gần 10km2 với dân số hơn 22 nghìn người, chia làm 3 xã: An Vĩnh, Anh Hải ở đảo lớn và xã An Bình ở đảo bé. Đảo Lý Sơn có nhiều di tích, sử liệu liên quan đến hải đội Hoàng Sa.

Theo Lao Động và nhiều nguồn khác
Du lịch, GO!

Ra đảo Bé mùa khô
Đảo tiên giữa biển