(NĐT) - Có lẽ nhiều người sẽ giật mình đến nóng mắt khi ngỡ ngàng bắt gặp những bầu ngực không che đậy giữa đại ngàn thuở ấy. Nhưng đối với người dân Tây Nguyên, đó là vẻ đẹp không theo một quy chuẩn nào mà nó hồn nhiên như cây cỏ, trong sáng đến lạ kỳ.

< Phụ nữ Tây nguyên.

Trong một chuyến hành trình lên với đại ngàn Tây Nguyên, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước tập tục phụ nữ mặc váy, không mặc áo để hở bộ ngực trần căng tròn quyến rũ.
Đó là bộ ngực căng mọng của các cô gái đang độ tuổi xuân thì, hay những bộ ngực căng đầy sức sống của những bà mẹ trẻ, thậm chí có cả những bầu vú chảy xệ theo thời gian của các bà mẹ già. Tập tục để ngực trần thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và sự trân trọng đối với người phụ nữ.

Vẻ đẹp hồn hậu của Tây Nguyên

Trên những con đường đất đỏ bazan, lối dẫn vào các buôn làng Tây Nguyên, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc bản địa. Tại đây, chúng tôi không chỉ được tìm hiểu những văn hóa, tập tục độc đáo mà còn trải nghiệm những cảm giác thú vị khi ngắm những người phụ nữ hồn nhiên, vô tư khoe ngực trần bên những giếng nước cộng đồng hay dòng suối mát ngay bìa rừng.

Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi về sự hồn hậu của những thiếu nữ giữa đại ngàn, già làng K'Chất ngụ tại buôn B'Kẻ (huyện Mađaguôi, Lâm Đồng) vui vẻ chia sẻ: "Tục phụ nữ để ngực trần là một tập tục đẹp, vẫn được các cộng đồng người ở Tây Nguyên duy trì cho tới ngày nay.

Ngày trước, các tộc người ở Tây Nguyên sống chủ yếu trên những cao nguyên được núi rừng bao bọc qua nhiều thời kỳ mẫu hệ.

Hình ảnh sinh sôi nảy nở của Nữ thần Mặt trời, Mẹ lúa đã ăn sâu vào tiềm thức của người Tây Nguyên trở thành một huyền thoại. Do vậy, quan niệm về cái đẹp cũng bắt nguồn từ thuở ấy và bầu vú người phụ nữ được phô ra như những gì rực rỡ nhất của núi rừng".

Xuyên qua những rẫy cà phê đang nở hoa trắng muốt, dọc đường đi chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những cô gái da nâu, mắt sáng hiền hòa, bà mẹ K'Ho chịu thương chịu khó để hở đôi vai trần, lộ ra bầu ngực căng tròn, khỏe khoắn đang cõng trên lưng những gùi củi về nhà.

Để tìm hiểu rõ hơn về tập tục để ngực trần của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, già làng K'Chất cùng chúng tôi dừng chân tại nhà chị K'Lu (43 tuổi), một gia đình hiếm hoi ở buôn B'Kẻ vẫn duy trì tục để ngực trần.

Thoạt đầu, nhìn thấy người lạ trong nhà, K'Lu chợt e thẹn lấy tay che bầu ngực căng tròn của mình. Nhưng chưa đầy 5 phút chị lấy lại vẻ tự nhiên, chị lại bình thản bước đi thoăn thoắt trong trong ngôi nhà sàn ba gian. Bên bếp lửa than hồng giữa nhà, K'Miên (25 tuổi) vừa vun bếp, vừa cho đứa con chưa tròn một tuổi bú mẹ.

Tiếp tục hành trình khám phá Tây Nguyên, chúng tôi lại băng qua những con suối sâu đến với những bản làng khá đang ẩn nấp dưới những chân núi. Vô tình chúng tôi được tận mắt chứng kiến các cô gái K'Ho, Châu Mạ đang trầm mình xuống dòng nước trong mát tắm tiên nô đùa thỏa thích.

Nheo mắt nhìn chúng tôi, già làng K'Ghiếp, ngụ thôn Đồng Đò, huyện Di Linh, Lâm Đồng giải thích: "Trong ký ức xa xưa của cộng đồng người Tây Nguyên, những cô gái đến tuổi dậy cũng là lúc họ háo hức mong chờ nghi thức trưởng thành để chuẩn bị cho các tập tục khác như cà răng, căng tai, hay bắt chồng".

Nói đến đây, bỗng già làng K'Ghiếp ngừng lại, tỏ vẻ đăm chiêu, phân trần: "Một vài năm trở lại đây, những phụ nữ ở cao nguyên Langbiang, Đăk Lăk, Gia Lai hay Kon Tum đã biết học tập thế giới văn minh, đời sống khấm khá hơn, họ cũng đã có thể sắm cho mình những chiếc áo ngực và áo ngoài. Và họ dần mất đi vẻ hồn nhiên như trước".

Giờ phụ nữ Tây Nguyên đã thấy xấu hổ, bẽn lẽn khi có người lạ vào làng và vô tình nhìn thấy cơ thể mình. Song đối với các cụ già Tây Nguyên, tập tục xưa là một nét văn hóa điển hình của chế độ mẫu hệ...

Che ngực trần bằng trang sức

Hồi tưởng về một thời xa xưa ở làng mình, già làng K'Ghiếp cho biết: "Người phụ nữ Tây Nguyên thời xưa luôn biết làm đẹp cho đôi nhũ hoa của mình mọi lúc, mọi nơi và mọi cách. Đối với họ, lao động sẽ giúp cặp vú săn chắc qua thời kỳ sinh nở. Nước da bánh mật rám nắng cùng với mái tóc đen huyền như những dòng suối càng làm tăng thêm vẻ đẹp của những bộ ngực trần của những mỹ nữ Tây Nguyên.

Họ quấn quanh hông một chiếc váy có màu sắc hoa văn dài đến mắt cá chân hoặc đầu gối, phía trên không mặc gì, thay vào đó là đồ trang sức để "ngụy trang" cho phần trên của cơ thể.

Theo ghi nhận của PV, trang sức của phụ nữ bản địa hầu hết được làm từ đồng hoặc bạc. Đó là những chiếc hoa tai to bằng những cái đĩa nhỏ, vòng đồng, vòng bạc đeo đầy cổ tay. Trên cổ, họ quàng vô số vòng kiềng có trang trí thêm vuốt hổ, nanh rắn, nanh heo rừng...

Những tiếng leng keng của đồ trang sức hòa nhịp với điệu chày giã gạo đều đều qua những đôi bàn tay khỏe mạnh của tuổi 17 làm nền cho bầu vú đong đưa nghe vui tai đến lạ lùng. Thêm vào đó, khi cho con bú, đứa trẻ cứ chùn chụt mút bầu vú căng tròn và hòa nhịp vào hơi thở của mẹ khiến những bộ trang sức cũng đồng thanh vang lên.

Giờ đây, tục để ngực trần ở các buôn làng Tây Nguyên không còn phổ biến, nhưng chúng tôi vẫn bắt gặp những tượng nhà mồ khắc hình người phụ nữ mang thai với bầu vú căng tròn khỏe khoắn. Xuyên suốt những ngôi nhà dài nằm giữa làng vẫn còn bắt gặp hình bầu vú, vành trăng non chạm khắc trên xà ngang để nói lên rằng gia chủ đó giàu có và uy thế.

Những chiếc núm tròn ở tầm công khiến người ta liên tưởng đến bầu vú mẹ mỗi khi có hội hè sôi động với những điệu múa, tiếng trống tiếng chiêng truyền thống mừng lúa mới.

Già làng K'Ghiếp cho biết thêm: "Mỗi một dân tộc ở Tây Nguyên đều có những trang phục riêng, nhưng phải đến mùa lễ hội mới mặc. Trong sinh hoạt hằng ngày họ vẫn để ngực trần. Từ khi đất nước đi vào thời kỳ đổi mới, người phụ nữ Tây Nguyên mới bỏ dần tục để ngực trần. Giờ đây, chỉ còn một số những bà mẹ già nua mới để ngực trần".

Dẫu rằng tục để ngực trần giờ đây không còn phổ biến nhưng đến với một số buôn làng ở Tây Nguyên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những chàng trai mang dáng hình Đam San cường tráng ngại ngùng lấy tay che lấy cơ thể khi trên người chỉ vỏn vẹn cái khố khi có phụ nữ làng đi ngang qua. Trong những lễ hội đôi khi người ta lại bắt gặp những phụ nữ K'Ho, Ê Đê, J'Raimặc váy thổ cẩm, thân trần như thuở nào.  

Để ngực trần mang ý nghĩa phồn thực

Đến Tây Nguyên, chúng tôi chúng kiến sự đổi thay từng ngày. Nhà xây đã thay thế dần những mái nhà tranh, mái nhà sàn. Nhưng đối với người Tây Nguyên, họ vẫn bảo lưu nhiều dấu ấn của thời kỳ mẫu hệ. Ông Tou Rông Cường, chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Pró, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) tâm sự: "Hình ảnh bầu vú căng tròn xuất hiện khắp mọi nơi như biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở và mang một ý nghĩa phồn thực của con người. Điển hình là chiếc cầu thang đực - cái đặt trước cửa nhà sàn. Bên cạnh cầu thang đực nhỏ bé đơn giản, chiếc thang cái độc mộc có hình thuyền lướt sóng được chặt khúc thành từng bậc đặt trang trọng và to lớn. Trên đỉnh thang có khắc hình bầu vú căng tròn thể hiện sự viên mãn, hạnh phúc".

Sự du nhập của văn minh như một tất yếu, như một điều không thể khác, đã khiến đời sống của đồng bào Tây Nguyên thay đổi rất nhiều theo hướng đầy đủ hơn, tiện nghi hơn, sung sướng hơn. Song cũng chính vì thế mà nhiều tập tục tốt đẹp của đồng bào có cơ bị mất. Tất nhiên văn hóa phải phù hợp với thời đại. Thật khó đề nghị đồng bào mãi đóng khố cởi trần chân đất trong khi chúng ta đủ kiểu, đủ loại trang phục... Nhưng như thế, làm sao chúng ta nhớ, có thời, thiếu nữ Tây Nguyên đã... cởi trần, có thời họ đã kỳ công ngồi dệt những cái áo rất đẹp...

Không phải tất cả đàn bà con gái Tây Nguyên đều cởi trần như nhiều người lâu nay lầm tưởng, mà theo như chúng tôi biết, chỉ những cô gái chưa chồng mới cởi trần. Thử hình dung nhé, các cô gái Tây Nguyên da nâu chắc lẳn, chân dài quấn váy (hờ bành) mà mỗi bước đi là lóe ra ánh sáng từ gấu váy và chỗ tiếp giáp hai đầu váy, thường là ngang rốn - không phải tôi tưởng tượng hay thấy mà tả đâu, mà là sử thi Tây Nguyên tả đấy, trong Đăm San, trong Đăm Noi, trong Bia Brah..., nhân dân tả các cô gái như vậy. Chưa hết, phía trên là một thân hình của... thần vệ nữ: Vai tròn, ngực săn, hông thon, và cặp vú nhô lên như cặp ngà non, cong vút và chắc lẳn... Chiều cứ ngời ngời lên thế, và bình minh, những dáng con gái cởi trần giã gạo...

Đến khi bắt chồng thì con gái Tây Nguyên hết cởi trần. Bởi đã có chồng thì cái ấy là của chồng, do chồng sở hữu, còn nữa, điều này mới nhân văn và đề cao cái đẹp, ấy là khi có chồng thì không còn tinh khiết trong trắng nữa, mà nó đã nhuốm mầu tục lụy, tức là không đẹp nữa, vậy thì ta mặc áo, lấy áo che lại...

Bây giờ theo nhịp văn minh, đang có sự ngược lại. Những người cởi trần lại là các bà già, những phụ nữ đông con, hoàn toàn chỉ vì yếu tố vật chất chứ không phải phong tục. Còn các cô gái, họ cũng không váy không áo ló kiểu dân tộc nữa, mà quần jean áo thun căng cứng, cũng trễ cạp... như ai. Giờ đây, cảnh ngực trần Tây nguyên cũng đã vào dĩ vãng như tục tắm tiên của sơn nữ miền Tây Bắc - hiếm hoi lắm khi vào vùng sâu để thấy phụ nữ Tây nguyên để ngực trần.

Theo Q. triệu -  Hương Lam (tạp chí Người Đưa Tin), Văn Công Hùng, Thời Nay số Xuân Quý Tỵ
Du lịch, GO!

Tây nguyên huyền diệu.
Ngực trần sơn nữ.
Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa.