Thiên Ấn là tên một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía hạ lưu, cách thành phố Quảng Ngãi chừng 3 cây số về hướng đông bắc, thuộc địa phận thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc hợp thành cặp biểu tượng sơn thuỷ thiêng liêng trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Núi Thiên Ấn thật ra là một quả đồi cao 106 mét, trông từ 4 phía đều tựa hình thang cân. Vào mùa nước đầy, nhìn từ phía bờ bắc, dòng nước sông Trà Khúc chảy theo hướng tây nam - đông bắc, như dồn vào chân núi; rồi lại từ chân núi, theo hướng tây bắc - đông nam, đổ về cửa Đại. Giữa một thiên nhiên thoáng đãng, ngọn núi như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông xanh, nên người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), núi được liệt vào hàng danh sơn và ghi vào điển tích.

< Núi Thiên Ấn.

“Thiên Ấn niên hà” có từ đấy, nghĩa là: ấm trời đóng trên sông, dòng sông đó chính là dòng sông Trà Khúc. Hình ảnh của núi của sông đó trở thành biểu tượng của Quảng Ngãi và sánh ngang với vẻ đẹp của “Núi Tản – Sông Đà” tượng trưng cho xứ Đoàn hay “Sông Hương – Núi Ngự” tượng trưng cho mảnh đất cố đô Huế….

< Bảo Tháp Thiền Sư Pháp Hòa.

Đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng, tạo thế nhìn phóng khoáng, bao quát một vùng không gian rộng lớn với những ruộng đồng, đồi núi, làng mạc, sông nước, hợp thành một bức tranh phong cảnh hữu tình. Sườn núi Thiên Ấn có nhiều cỏ tranh, phía đông sườn núi có chùa Thiên Ấn nằm giữa lùm cây cổ thụ rậm rạp.

Chùa Thiên Ấn khởi công xây dựng vào năm 1694, hoàn thành cuối năm 1695 (niên hiệu Chính Hòa thứ 15), đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong. Trong khuôn viên chùa có cái cái giếng cổ sâu sâu 21 mét, nước mát trong, đào từ lúc khai sơn, tương truyền được đào quết nhiều năm liền, tục gọi Giếng Phật.

< Giếng Phật.

Chùa còn có quả chuông lớn thỉnh về từ làng đúc đồng Chú Tượng năm 1845, dưới triều vua Thiệu Trị, tục gọi là Chuông Thần. Giếng Phật, Chuông Thần đều đã đi vào thơ ca và gắn với những huyền thoại lý thú, đi vào thơ ca vịnh cảnh Thủ khoa Phạm Trinh từng có câu: “Giếng Phật mạch sâu mùi nước ngọt/ Chuông Thần đêm vắng giọng đưa thanh”.

< Di tích lịch sử trên núi Thiên Ấn.

Tổ khai sơn ngôi chùa là Thiền sư Pháp Hóa (1670-1754), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa) thuộc dòng thiền Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am, sau đó dần dần trùng tu, mở rộng, thu hút được nhiều tăng ni phật tử và trở nên nổi tiếng. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1716, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu, một người rất sùng mộ đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự.

Chùa Thiên Ấn từng là nơi hội ngộ, đàm đạo, xướng hoạ thơ ca của nhiều thế hệ thi sĩ, từ Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thông, Phạm Trinh, Lê Kỉnh đến Bích Khê, Nguyễn Viết Lãm... cùng các thiền sư Hoa, Việt nổi tiếng cả về đạo hạnh lẫn thơ văn.

Vào những dịp lễ lớn, khách thập phương đến viếng Thiên Ấn lên đến hàng vạn người, trong đó có không ít người từ phương xa trở về. Họ có thể là tín đồ Phật giáo về đây lễ Phật và cầu nguyện, cũng có thể là người không theo đạo nhưng yêu mến cảnh chùa, muốn được dịp chiêm ngưỡng thắng cảnh hàng đầu của Quảng Ngãi, dành một khoảng thời gian để lòng mình tĩnh lặng, thanh tẩy tâm hồn, suy ngẫm nhiều điều về cuộc đời và lẽ đạo.

Du lịch, GO!

Núi Thiên Ấn