Ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, đại đa số đàn ông các dân tộc thiểu số mặc khố. Hiện nay, rất nhiều người Ê đê, Mnông ở độ tuổi từ 40 trở lên chỉ khi có việc cần phải đi đâu ngời ta mới mặc quần dài còn trang phục chủ yếu của học là khố. Thậm chí người còn có khố để dành riêng đi đám tiệc.
Những người trẻ tuổi, khi biểu diễn cồng chiêng, các nhạc cụ của dân tộc thì khố là trang phục không thể thiếu bởi nó trang phục truyền thống từ bao đời của người dân xứ cao nguyên này.
Có số ít người già Mnông ở tỉnh Đăk Nông vẫn còn cất giữ những chiếc khố được làm bằng vỏ cây - tiền thân của khố bao đời qua. Vỏ cây được lột nguyên dề, bản rộng khoảng 20cm, dài khoảng 70cm, đem đập dập, nạo bỏ hết thớ ngang, chỉ lấy sợi dọc, rồi lấy sợi của lõi cây me vóc (mây rừng) đã được chẻ nhỏ như chỉ và dùng que tăm dài bẻ gập lại kẹp một đầu chỉ vào tỉ mỉ kết các sợi vỏ cây như đan bao bố thời nay vậy.
.
Sau đó, lấy sợi vỏ cây làm đai lưng giữ khố không bị tuột, mối đai được thắt về một bên hông, khố này được gọi là Troi Dăk (khố bằng vỏ cây). Mặc dù vậy đã rất “kiên cố” nhưng Troi Dăk cũng được nhuộm màu để thêm phần kín đáo, có điều khố rất thô và nhám, mặc không quen rất khó chịu. Sau này khố được dệt bằng sợi bông và ngày càng được cải tiến sao cho đẹp hơn.
Từ cái khố, ta có thể phân biệt được người mặc nó thuộc giới trung lưu, thượng lưu hay nghèo khó. Khố chỉ một màu trắng, đen hoặc xanh được gọi là Troi Book. Đây là trang phục chủ yếu dành cho những người dân nghèo.
Troi Book bao gồm thân khố, đai dài quấn 2 vòng quanh bụng và tấm che rộng 20cm phủ từ lưng khố xuống gần đầu gối. Với những chiếc Troi Book có riềm chỉ màu ở hai bên và dệt sọc khác màu hay thắt hoa văn ở tấm che, phần đai có dệt nhiều màu sặc sỡ được dùng để mặc khi đi đám, tiệc.
Đối với những người giầu có và các chức sắc trong buôn thì thường mặc Troi Nhong - loại khố được dệt, may khá cầu kỳ, diêm dúa. Đai Troi Nhong dài đủ quấn tới 5 vòng quanh bụng và được đính hột cườm nhiều màu, hoa văn được dệt chìm hay thắt nổi là tùy theo cách bài trí của thợ dệt (thường là do người vợ dệt cho chồng). Nếu là trang phục dự các lễ hội thì Troi Nhong còn được gắn thêm hai chiếc “Ruy” (lục lạc) bằng đầu ngón chân cái, mỗi bước đi “ruy” reo lên nghe rất vui tai. Những người mặc Troi Nhong có gắn “ruy” được mọi người kính nể bởi thuộc giới giàu sang, phú quý.
Chiếc khố tuy nhỏ nhắn và nhiều người có thể cho rằng nó thật đơn giản, thế nhưng dệt được tấm khố không phải là điều đơn giản. Thời gian để hoàn thành một chiếc khố lâu gấp 2, gấp 3 lần so với công may một chiếc áo, chiếc váy của phụ nữ, bởi khố thường (Troi Dăk) riêng đai đã có chiều dài tới hơn 2m, còn Troi Nhong thì đai cũng dài 2m, thân khố 70cm và tấm che 60cm.
Xưa kia, một Troi Dăk thường đổi được một con gà mái đẻ, Troi Book có giá trị bằng một con heo, Troi Nhong dệt đẹp có đính 20 hột cườm và 2 “ruy” đổi được một con trâu cái. Thời nay, một chiếc khố thổ cẩm được coi là sang trọng cũng có giá đến hơn một triệu đồng.
Du lịch, GO! - Theo Cema/Báo DT&PT
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.