(TITC) - Làng nghề Thủ Sĩ (Tiên Lữ, Hưng Yên) cách cách trung tâm Hà Nội chừng 80km. Đây là làng nghề nổi tiếng với nghề đan đó, một dụng cụ dùng đánh bắt thủy sản của cư dân nông nghiệp vùng trồng lúa nước xưa. Làng nghề Thủ Sĩ còn nổi tiếng bởi lựa chọn của nhiều người yêu thích chụp ảnh.

Không biết từ khi nào, nghề đan đó xuất hiện và trở thành truyền thống của làng Thủ Sĩ. Ở làng Thủ Sĩ có nhiều người biết đan đó, nhưng tập trung đông và lâu đời nhất tại Tất Viên và Nội Lăng. Vốn Thủ Sĩ là một xã nông nghiệp, những lúc nông nhàn, người dân làm thêm nghề đan lát các dụng cụ đánh bắt thủy sản đơn sơ bằng tre, nữa để cải thiện kinh tế, chủ yếu là “đó”. Cuộc sống đổi thay, về sau thu nhập từ công việc đan đó lại trở thành nguồn thu lớn của những người dân quê nơi đây.

Ở làng Thủ Sĩ có nhiều người biết đan đó, nhưng tập trung đông và lâu đời nhất tại Tất Viên và Nội Lăng.

Công dụng của đó gắn liền với cuộc sống nông nghiệp của người dân, giúp bắt con tép, con cá nhỏ ngoài đồng cải thiện bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên nghề đan đó lại lắm công phu. Đầu tiên là phải có nguyên liệu bằng tre hoặc nứa, phải là tre nứa già, pha theo khổ phù hợp. Sau đó, tre nứa được chẻ ra, cái làm khung, cái vót nan, cái làm khoáy. Nan thì có nan suốt thì dài suốt từ đuôi đến miệng đó, nan so le dài từ gần miệng hoặc đuôi đó đến hết đầu bên kia.

Công đoạn khó nhất của đan đó là đan đoạn hẹp gần miệng đó, đan cạp tạo nên miệng đó và đuôi đó, công đoạn dễ nhất là hom miệng đó

Chẻ nan cũng rất công phu và nhiều kỹ thuật; phải được chẻ đều, vót mỏng. Khoáy cũng xem như một loại nan, được chẻ nhỏ nhưng dày hơn. Khung thường được làm bằng đoạn tre hoặc nứa cật, uốn thành vòng tròn, tạo thành đoạn to nhất của Đó. Đó được đan từ đoạn to đến nhỏ, là từ khung đến miệng, sau đó đan đoạn ngược lại, tạo thành một cái Đó hoàn chỉnh hình tương tự hình bầu dục.

Sau khi có đủ nguyên liệu, pha, chẻ nan, vót nan xong, công đoạn đan được bắt đầu. Tùy theo tay nghề của người đan, thời gian để hoàn thành một cái đó khoảng 60 phút. Người đan phải khéo tay, tỉ mỉ và có tay nghề ở một mức nhất định mới có thể tạo ra một chiếc đó đẹp và bền chắc, đảm bảo cho việc sử dụng lâu dài.

Đó đan xong thường được người dân cho lên gác bếp; khói bếp đun nấu lâu ngày sẽ giúp đó có màu nâu đẹp, không bị mọt.

Bà Phạm Thị Tài ở Tất Viên cho biết, công đoạn khó nhất của đan đó là đan đoạn hẹp gần miệng đó, đan cạp tạo nên miệng đó và đuôi đó; công đoạn dễ nhất là hom miệng đó. Một cái đó được cho là tốt, có dùng bền lâu là do công đoạn đan khoáy; để kiểm tra người ta thường dùng tay nắn đoạn khoáy xem có cứng chắc hay không, nếu cứng chắc là đó tốt. Cũng theo bà Phạm Thị Tài, người đan nan đều tay, cân đối cũng sẽ góp phần tạo nên chiếc đó đẹp. Đó đan song thường được người dân cho lên gác bếp; khói bếp đun nấu lâu ngày sẽ giúp đó có màu nâu đẹp, không bị mọt.

Tại nơi những người làm đó sống, bản thân cái đó, người làm đó, người vận chuyển đó đều trở thành chất liệu cho những người yêu thích và say mê bộ môn nhiếp ảnh.

Xã hội phát triển, phương tiện đánh bắt cá hay tôm tép càng được thay đổi hiện đại hơn. Dù vậy, ở những vùng nông thôn, đó vẫn được dùng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Ra thành phố, đó được những người có ý tưởng mới dùng trang trí quán cà phê, nhà hàng, dùng làm chụp đèn… Tại nơi những người làm đó sống, bản thân cái đó, người làm đó, người vận chuyển đó đều trở thành chất liệu cho những người yêu thích và say mê bộ môn nhiếp ảnh.

Theo TITC

Du lịch, GO!