Không nằm trên bản đồ du lịch nhưng biển, núi, rừng Hoài Nhơn (Bình Định) sẽ khiến bất cứ ai một lần đi qua cũng phải trầm trồ.
< Trời nước yên bình ở cửa Tam Quan.
Huyện Hoài Nhơn nằm phía Bắc tỉnh Bình Định, giáp địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quy Nhơn hơn 100 km. Với diện tích 412,95 km2, Hoài Nhơn có 17 xã thị trấn, 2 thị trấn là Bồng Sơn và Tam Quan, các xã gồm Hoài Sơn, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Hải, Hoài Xuân, Hoài Mỹ và Hoài Đức.
< Hoài Nhơn có nhiều gành đá hoang sơ vắng dấu chân người.
Hoài Nhơn có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và hoa màu, gần đây Hoài Nhơn phát triển thêm ngành nghề truyền thống như dệt thảm dừa, dệt chiếu và các sản phẩm thủ công từ dừa.
Hoài Nhơn không phải là một điểm đến du lịch hấp dẫn so với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với địa hình bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển, Hoài Nhơn sở hữu trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã.
< Hang Yến ở Hoài Nhơn.
Hoài Nhơn có cửa biển Tam Quan ấn tượng với những ngọn đồi chạy dài ra biển, khi bình lặng cùng bãi cát trắng dài tít tấp, khi nhộn nhịp với cảng cá Thiện Chánh tấp nập tàu thuyền. Đến cửa Tam Quan, bạn hãy dành thời gian khám phá hang Yến qua chuyến leo núi tại mũi không tên chia cắt ranh Bình Định và Quãng Ngãi.
Với biển Hoài Nhơn, những ai yêu thiên nhiên hoang sơ nhất định sẽ mê mẩn những gành đá còn vắng dấu chân người như Gành Lộ Diêu, bãi cát Bang Bang ở xã Hoài Mỹ, Mũi Gành ở xã Hoài Hải. Dulichgo
Ngược lên phía núi, băng qua những cánh đồng xanh ngát, Hoài Nhơn hiện ra với nét kỳ kỳ vĩ của những lòng hồ, con suối. Phải kể đến hồ Mỹ Bình tại xã Hoài Phú, là địa điểm lý tưởng để ngắm cảnh, câu cá, chèo thuyền.
Ngoài ra, bạn có thể thử sức leo núi vượt rừng khám phá những thác nước với những cái tên ngồ ngộ như Thác Ồ Ồ (xã Hoài Phú), Thác Đổ (xã Hoài Sơn)… hòa mình vào cảnh rừng tự nhiên và thưởng thức những sản vật từ rừng.
Hoài Nhơn có đền thờ Đào Duy Từ nằm ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, cách quốc lộ 1A khoảng 1 km về phía bắc.
Chùa cổ Thắng Quang tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi cây Xay, xưa là ấp Hi Tường, xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn nay là thôn Hi Tường, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Dù là chủ đích hay tình cờ ghé qua, con người và cảnh đẹp Hoài Nhơn, với những địa điểm dù vô danh trên bản đồ du lịch, chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, khoảng khắc và trải nghiệm thú vị.
Đến Hoài Nhơn, đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản rất đặc trưng như mè xững, bánh đúc Hoài Thanh; nem chả Bồng Sơn; bánh xèo Hoài Đức. Đặc biệt đến thị trấn Tam Quan, địa phương nổi tiếng với những vườn dừa bát ngát (ca dao có câu: “Công đâu công uổng công thừa, công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”), bạn không thể bỏ qua đặc sản bánh tráng nước dừa Tam Quan cùng nhiều sản vật đặc trưng làm từ dừa.
Du lịch, GO! tổng hợp theo Phụ Nữ NLĐ, Wikipedia
11 Comments
Ông Đặng Quý Địch từng được thầy Thích Hạnh Minh ở chùa Hoằng Hóa Tam Quan cung cấp tư liệu về lịch sử chùa Thắng Quang hoàn toàn sai sự thật. Người viết sử liệu cần phải nghiên cứu và sưu tầm nguồn gốc với các chứng cứ chính xác. Sử về chùa Thắng Quang do công Đặng Quý Địch cung cấp đã xem thường Môn đồ tứ chúng của chùa Thắng Quang.Nhất là người dân ở Thôn Hy Tường,Xã Hoài Sơn. Quê hương của Cống Quân Công Trần Đức Hòa,Một công thần từ thời nhà Lê đến các Chúa Nguyễn.
Trả lờiXóaMuốn tìm hiểu Lịch sử chùa Thắng Quang,chúng tôi mong các nhà nghiên cứu trong và ngoài Tỉnh Bình Định nên cẩn trọng. Bài vị của ngài Minh Giác Kỳ Phương là do đệ tử là ngài Thiệt Tâm - Thiện Trực từ chùa Thập Thập ra trụ trì đầu tiên vào năm 1808. Sau khi Vua Gia Long ban Sắc chỉ tên chùa năm 1805. Vọng thờ vị Bổn sư của mình mà thôi. Ngài Thiệt Tâm- Thiện Trực là đệ tử út của Tổ Minh Giác- Kỳ Phương,sinh năm Canh Tuất 1729,nhà ở gần chùa Thập Tháp.
Chúng tôi kính mong các nhà nghiên cứu vui lòng xem lại các chứng cứ về Nội dung bài vị của ngài Kỳ Phương,cùng ngôi tháp cổ xây dựng bằng vôi vữa cách đây trên 165 năm.Sau đó mới xác quyết lịch sử chùa Thắng Quang của chúng tôi. Tại Quê hương Xã Bồ Đề,rồi đến Xã Hoài Sơn chúng tôi từ thuở xa xưa,chưa từng xảy ra một cuộc chạm trán chiến tranh nào cả. Chỉ ác liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ mà thôi. Do đó không có chuyện " Tăng tàn tự hoại" như ông Địch đã suy diễn mơ hồ.
Tổ tiên Quê hương tôi xưa kia đã từng đổ đạt Ông Nghè,ông Cống và làm quan đến Thượng thư bộ lại dưới triều đình Minh Mạng. Chùa Thắng Quang chúng tôi vinh hạnh có 3 "Sắc" của triều đình nhà Nguyễn. l0- Một Sắc chỉ đặt tên chùa của Vua đầu triều Gia Long, Hai sắc phong cho đồi Cây Xay có công cứu chúa. Ba Sắc tứ của Vua Bảo Đại 1940.
Chúng tôi hy vọng Đồng Chí Nguyễn Thanh Quang ở Bình Định phủ trách viện Bảo Tồn Tỉnh Bình Định vui lng2 cho rà soát lại về Lịch sử Chùa Thắng Quang ở đồi Cây Xay Thôn Hy Tường,Xã Hoài Sơn. Nhất là nhờ đồng chí xca1 minh lại bài vị thời ngài Kỳ Phương ở chùa. Có điểm nào thể hiện là người khai sơn chùa Thắng Quang hay không. Thứ hai,Anh Quang xác minh lại ngôi tháp phía nhà Tây của chùa có còn nguyên trạng như cũ cách đây trên 165 năm hay không. Đồng thời người dân lớn tuổi trong Thôn,trong xã có thừa nhận Lược sử của ông Địch hay không.
Từ lâu tôi đã biết ý đồ của thầy Hạnh Minh cố tình muốn chứng tỏ mình đối với môn đồ tứ chúng chùa Thắng Quang để đứng ra nhờ ông Đặng Quý Địch viết Lược sử. Chúng tôi sẽ truy tố những hành vi bất minh này của cố hòa thượng Thích Hạnh Minh và những người liên quan trước Pháp luật và dư luận.
Tôi Hy vọng Xã Hoài Sơn nay mai sẽ trở thành điểm "Du lịch Tâm Linh sinh thái" với thác Suối Vàng,Núi Chúa,Hang động An Đổ,Mộ Cống quận công Trần Đức Hòa,Hồ Đồng Tranh,Hồ La Vuông và Tổ Đình Thắng Quang ở thôn Hy Tường.Nhất là 3 bàn chân khổng lồ còn in trên đá. 1 ở Suối Vàng Cẩn Hâu, Hai ở gò đất nhĩ và 3 là ở đất Thầy Huỳnh thôn Hy Tường. Trong điển tích xưa kể rằng: Có ông khổng lồ gánh hai hòn núi: Núi Bé thôn Túy Thạnh và Núi Diệm thôn Túy Sơn. Khi đi ngang qua đồi Cây Xay bất ngờ bị gãy đòn gánh,làm rơi hai quả núi ở hai bên đồi Cây Xay.Quang cảnh trên khiến Hoàng tử Nguyễn Phúc Ánh có ấn tượng ngay từ lúc ban đầu và đề nghị quan thân Huyện Xã thiết lập ở đồi Cây Xay một ngôi chùa như qua Sắc chỉ của nhà vua năm 1805. Từ đây tên chùa Thắng Quang được thành lập. Trong cảnh sắc
Trả lờiXóa" Đối diện Long triều sơn giả cuộc"
"Ẩn mình vận tụ mộc như thiên....!"
Chúng tôi hy vọng Đồng Chí Nguyễn Thanh Quang ở Bình Định phủ trách viện Bảo Tồn Tỉnh Bình Định vui lng2 cho rà soát lại về Lịch sử Chùa Thắng Quang ở đồi Cây Xay Thôn Hy Tường,Xã Hoài Sơn. Nhất là nhờ đồng chí xác minh lại bài vị thờ ngài Kỳ Phương ở chùa. Có điểm nào thể hiện là người khai sơn chùa Thắng Quang hay không. Thứ hai,Anh Quang xác minh lại ngôi tháp phía nhà Tây của chùa có còn nguyên trạng như cũ cách đây trên 165 năm hay không. Đồng thời người dân lớn tuổi trong Thôn,trong xã có thừa nhận Lược sử của ông Địch hay không. Ngôi tháp hiện nay vẫn còn vôi vữa,mặc dù thầy Hạnh Minh và Hạnh Bảo đã cho thợ tô cimen và ghép tấm đá vào bia với nội dung " Từ Thắng Quang đường thượng bảo tháp" vào năm 2002. Rồi gán cho đó là nội dung của bia tháp cách đây 165 năm. Gian mà không khôn" là ở chỗ này. Tôi đã theo dõi hành vi bất minh này của thầy Hạnh Minh,Hạnh Bảo từ rất lâu. Nhưng chưa có ý kiến. Nhưng khi lên mạng đọc thấy bài viết của ông Đặng Quý Đích và các báo mạng khác viết theo như Báo mạng Bình Định,Báo mạng Thanh niên....
Trả lờiXóaTôi không phủ nhận các bài viết về : Các chùa tại Bình Định" của ông Địch. Nhưng tôi khẩn báo cùng ông nên xem lại Lược sử ngôi chùa Thắng Quang lịch sử của chúng tôi.
Tên thật tế chùa Thắng Quang đã có mặt tại đồi Cây Xay Thôn Hy tường cách đây 210 năm ( 1805-2015) do chính Sắc chỉ của Vua Gia Long đặt tên chùa. Tôi cũng biết thầy Hạnh Minh trước kia cố tình muốn nhân thời gian của ngôi chùa cổ,càng lâu năm càng được nhiều người chú ý. Đồng thời thầy Hạnh Minh cũng chỉ nghe người không biết nói với người không biết. Rồi quyết đoán thiếu khoa học và luận chứng. Đã nhờ đến nhờ cái gọi là " Nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch" hiệu đính giùm. Nhưng rốt cuộc nhà nghiên cứu với nhà sư Hạnh Minh cũng chỉ là MỘT. Người có trình độ Phật Pháp và Văn hóa.Khi nhìn qua tấm bài vị khắc trên gỗ với nội dung mang ý nghĩa "vọng thờ" vị Bổn sư của mình. Như vậy ai dám xác quyết là Tổ Khai sơn ????. Hơn nữa nếu bia tháp phía nhà Tây của chùa còn nguyên trạng các chữ Hán Nôm. Tuy bị long tróc gần hết vì vôi vữa ,nhưng với nền khoa học hiện đại ngày nay vẫn có cách để giải mã nội dung của nó. Đặc biệt trong chiến tranh,song ngôi tháp này không hề bị xây xác về bom đạn như Tháp của Tổ Bảo Tạng và Hoằng Hóa. Đồng thời ngôi tháp này cũng là dấu tích cổ xưa nhất của chùa. Vì sau khi bổn sư Thích Huyền Ngộ trùng tu lai lại chùa đã phá bỏ tất cả nét cổ kính như rui,mè,rườn,cột bằng Cây Xay để xây dựng vật liệu cimen.cốt thép.
Do đó viện Bảo Tồn Bình Định không có cơ sở để xác lập di tích lịch sử.Đây là điều vô cùng đáng tiếc. Hy vọng nay mai,chúng tôi sẽ kết hợp với Xã Hoài Sơn,Tổ chức một cuộc Hội thảo về "Văn Hóa & Du Lịch Xã Hoài Sơn"
Để mời các nhà Khoa học lịch sử,Văn Hóa của Tỉnh Bình Định và Trung ương tham gia. Sau khi chúng tôi tham khảo với các thức giả cấp trên.
Bẩm bác, thông tin mà bác cung cấp có lẽ cần trao đổi với báo chí về chùa Thắng Quang để họ có những nghiên cứu sâu rộng và chuẩn xác hơn ạ. Riêng trong khuôn khổ blog Du lịch, GO!: chủ yếu chỉ để người xe được biết chút thông tin về xứ Hoài Nhơn... và nếu có thể thì chọn nơi này làm điểm đến trong chuyến du lịch.
XóaĐể 'ai nấy đều vui', mình sẽ xóa cái đoạn ngắn có đề cập về ngôi chùa trên.
Cảm ơn bác.
Hoài Nhơn đất thép thành đồng ,
Trả lờiXóaĐánh cho Mỹ chạy lòng vòng mới vui
Chạy tới rồi lại chạy lui,
Mưu ma chước quỷ "chài chùi" Việt Nam.
Rất mong có duyên " cầm săc" cùng Du lịch GO Bình Định.
Trả lờiXóaCô đại lão hòa thượng bổn sư Thích Huyền Ngộ. Trụ trì chùa Thắng Quang thôn Hy Tường,Xã Hoài Sơn từ năm 1946- 1969. Đã từng cất giữ rất kỷ 3 SẮC của triều đình nhà Nguyễn. 1)- Sắc chỉ đặt tên chùa của Vua Gia Long 1805. 2)- Sắc phong Đồi Cây Xay của vua Minh Mạng 1830. 3)- Sắc tứ của vua Bảo Đại 1940. Vì vây thuở xua6 dân làng thường gọi chùa Thắng Quang với tên chùa Cây Xay hay là chùa Tam sắc .
Trả lờiXóaRất mong có duyên " cầm săc" cùng Du lịch GO Bình Định.
Trả lờiXóaHoài Nhơn đất thép thành đồng ,
Trả lờiXóaĐánh cho Mỹ chạy lòng vòng mới vui
Chạy tới rồi lại chạy lui,
Mưu ma chước quỷ "chài chùi" Việt Nam.
Tuổi thơ tôi ở Tam Quan. Những buổi trưa đi học về ngang qua con đường bên hông chùa Hạnh Minh (trước mặt chùa Hạnh Minh là một con đường đổ đá chạy từ biển Tam Quan (còn gọi là biển Thiện Chánh) qua cầu Mới, qua chợ chiều Tân Thành, qua ngã tư Tam Quan để đi về hướng Hoài Phú, Hoài Châu), lúc đó tụi nhỏ chúng tôi thường xuyên nghe mùi cá ồ chiên và mùi thịt heo kho từ căn bếp nhà chùa này. Nếu ai đã từng sống ở Tam Quan thời bao cấp đến khoảng năm 1997 thì sẽ biết bà Hạnh Minh đi chợ mua cái gì. Nhiêu đó thôi để mọi người tự tìm hiểu thêm và kết luận. Thân.
Trả lờiXóaCảm ơn thông tin của bạn. Dạng 'thầy ăn thịt chó' ngày nay cũng chả ít dâu ạ.
XóaĐăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.