(Tiếp theo) - Hoa viên NT Bình Dương do CT Cổ phần đầu tư xây dựng Chánh Phú Hoà làm chủ đầu tư và quản lý. Một loạị hình Nghĩa trang kết hợp với Công viên đầu tiên tại Việt Nam nằm trên xã Chánh Phú Hoà, huyện Bến Cát. Hoa viên rộng khoảng 190 ha, đất tại đây là những rừng cao su bạt ngàn, mở rộng đến đâu thì chặt cây đến đó.

< Đường nội bộ chạy  quanh co, thuận tiện đến nơi an nghỉ của thân nhân.

Được chia làm nhiều khu vực cho nhiều thành phần như cán bộ, khu gia đình, nghệ sĩ... và có cả lò hoả táng hiện đại. Nhiều công trình dành cho tâm linh phục vụ cho mọi đối tượng. Nhân viên phục vụ thường xuyên tưới cây, trồng hoa chăm sóc các ngôi mộ, có thể nói khá tốt.

< Nhiều cây xanh tạo bóng mát.

Hôm nay là Lễ nên có khá đông người Công Giáo đi viếng mộ, ngày thường rất vắng. Sau khi đốt nến, cầu nguyện xong nghĩa vụ thường thì bọn mình sẽ về ,hưng năm nay mình muốn chạy vòng tham quan nhất là ghé qua khu Nghệ sĩ xem và tham quan tí.

< Khu vực mộ thì lại rất nắng, may mà mình đem theo cây dù.

< Khu vực này thì các kiểu mộ gần giống nhau, có 3 kiểu để lựa chọn thôi.

< Mỗi khu vực đều có nhà chờ, nghỉ , tầng hầm bên dưới là nhà vệ sinh. Nói thiệt đi VS nhiều lúc thấy lạnh lạnh chân, hehe.

< Khu mộ gia đình nhạc sĩ Phạm Duy: ông Phạm Duy, bà Thái Hằng và ca sĩ Duy Quang.

Rẽ qua đường Nghệ sĩ, hỏi thăm các anh công nhân làm cỏ được chỉ đến khu mộ nhạc sĩ Phạm Duy. NS Phạm Duy là cây đại thụ trong làng âm nhạc VN, hầu như người nào cũng biết đến tên ông. Gia tài âm nhạc ông để lại cho hâu thế rất đồ sộ, có thể nói chưa có nhạc sĩ Vn nào sáng tác nhiều như Phạm Duy. Mình rất thích nhiều tác phẩm của ông, viếng mộ ông để tỏ lòng kính trọng một nhạc sĩ tài hoa bậc nhất.

< Bức tượng bán thân ông Phạm Duy, mình quên sờ thử coi bằng chất liệu gì.


< Hàng chữ khắc trên mộ là câu đầu của nhạc phẩm Tình Ca: 'Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời người ơi'...

< Mộ ca sĩ Duy Quang, mất tại Mỹ, chắc đem hài cốt về đây - một giọng hát cũng được mình ái mộ.

Gần nơi mộ Phạm Duy là một quảng trường to lớn, có thác nước nhân tạo chảy từ trên cao. Chung quanh là 4 tượng Linh Vật: Long, Lân, Quy, Phụng... trông hao hao giống Suối Tiên, được đặt cho cái tên khá kêu là Linh Hoa Tuệ Đàn.

< Linh Hoa Tuệ Đàn có hình Long Lân Quy Phụng.

Chạy trở lại gần phía cổng vào là mộ Nhà văn Sơn Nam, nhà Nam Bộ học. Ông già Nam Bộ... là danh hiệu người đời tặng ông lúc sinh thời. Quả thật như vậy, hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về đất nước con người Nam Bộ ,ông có vốn sống vô cùng phong phú và là chứng nhân của lịch sử vùng đất này, nhiều tác phẩm của Sơn Nam được xuất bản và được nhiều người tìm đọc, ái mộ. Lúc còn sống ông nhạc gia của mình có qua lại thân tình với Ông, mình ghé 1 chút kính viếng linh hồn ông.

< Cổng phía sau trang trí hình tiên cảnh.

< Tượng Chúa và Mẹ Maria như lọt thỏm trong khung cảnh tâm linh loè loẹt.

< Khu mộ nhà văn Sơn Nam khang trang, rộng rãi.

Sáng hôm đó trước khi đi mình đọc báo thấy tin ông Kiên Giang mới từ trần, hôm nay được biết ông Kiên GIang được an táng gần ông Sơn Nam. Như vậy có bạn hủ hỉ đở buồn rồi. Gần đó có ông Hồ Kiễng, nghe nói mai mốt ông Mạc Can khi nào chán cuộc đời thì sẽ có chỗ ở đây, vui rồi.

<  Bia có bài thơ của soạn giả Kiên Giang tặng Sơn Nam.

< Một đoá sen tặng những người nằm đó, xin chào.

Như vậy coi như tạm đủ, bọn mình lại lên ngựa (sắt) quay về nhà thôi.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6

Phương Nguyên
Du lịch, GO!