Trong mùa mưa bão, cung đường Hồ Chí minh có nhiều điểm dễ bị trượt, sụt lở. Theo điều tra chi tiết của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản tiến hành khảo sát đánh giá tại một số đoạn cho thấy nhiều đoạn có nguy cơ trượt lở đất rất cao và sẽ xảy ra thường xuyên vào mùa mưa như:
- Đoạn đèo Đá Đẽo - Tây Gát dài 9km thuộc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 04 điểm trượt lở taluy dương quy mô lớn, từ 1.000 đến hơn 100.000m3 tại các vị trí: Km 518, Km 517+300, Km 515+800 và Km 514+600.
- Đoạn Bắc đèo U Bò dài 29 km thuộc địa phận xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 01 điểm trượt tại Km 30 quy mô rất lớn, 2 điểm trượt tại các điểm Km 40+700 và Km 46+100, gần 30 điểm trượt, đổ lở quy mô vừa và nhỏ.
< Từ đầu phía bắc cầu Tăng Ký, có con đường rất tốt (đường 10 cũ) đi 33km ra đường Trường Sơn Đông.
- Đoạn đèo Khu Đăng dài 10km thuộc địa phận xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 03 điểm trượt có quy mô rất lớn, tới 350.000m3, trên đoạn Km 117 - 118 có nguy cơ tiếp tục trượt các khối tương tự.
< Đoạn này rải rác có nhà.
- Đoạn đèo Cổng Trời dài 31km thuộc địa phận các xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và Hướng Lập, huyện Hương Hoá, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 15 điểm trượt quy mô vừa đến lớn tại Cầu Khỉ - Km 152, Km 154+800, Km 161, Bản Mới - Km 170.
< Không nhiều, nhưng rõ ràng là nhà dân...
- Đoạn đèo Sa Mùi (Sa mù) dài 22km thuộc địa phận các xã Hướng Phùng, huyện Hương Hoá, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 13 điểm trượt quy mô nhỏ và vừa, 03 điểm trượt quy mô lớn đến rất lớn tại Km 185+600 và Km 266+200. Tại các điểm này còn có nguy cơ xảy ra hai khối trượt quy mô 60.000 - 80.000m3 và 35.000 - 45.000m3.
< Đây là khu vực làng Ho, nơi từng có bộ chỉ huy đàn 559 Trường Sơn.
- Đoạn đèo Hai Hầm dài trên 25 km thuộc địa phận xã A Roằng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận 28 điểm trượt, trong đó có 24 điểm lớn và rất lớn...
Đa phần những nơi dễ sụp lở này đều có biển báo cảnh giác.
< Nhà 3 tầng ở làng Ho.
Một phần nguyên nhân gây xói lở này cũng do người dân đã đốt rừng làm nương ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của tuyến đường. Trong khi chưa có giải pháp nào tốt hơn để đảm bảo cuộc sống, các địa phương vẫn phải chấp nhận để người dân chặt cây, dọn cỏ làm nương nên khó bảo vệ bề mặt sườn dốc...
< Dòng chữ bên đọc là 'cầu Long Đại Tây'. Có một cây cầu 'Long Đại Đông' trên đường Trường Sơn nhánh Đông.
< Từ cầu Long Đại Tây, nhìn về phía tây.
< Ngã ba có tấm bia này là ngã ba đường 16. Đường này rất xấu, không đi được trong mùa mưa.
< Từ nơi này bắt đầu lên một cái đèo rất cao.
< ... lại sương mù, lạnh, và gió ào ạt.
< Với vách đèo là nhiều con suối lớn nhỏ...
< Đường nói chung rất tốt, chỉ một hai đoạn ngắn hơi xấu do lở đất...
< Trên ta luy, có trồng một loại cỏ chống sạt lở. Nhưng với những dốc núi dốc đứng như vậy thì chuyện sạt lở là chuyện dài không có hồi kết.
< Những ngả ba không bóng người...
< Đường vắng lặng giữa rừng, Thỉnh thoảng, cây cầu nhỏ, cầu Chà Lỳ. cầu Sê Băng Hiên...
< Vắng lặng đến xót lòng...
< Ngã rẽ ra cửa khầu phụ Tà Rùng.
< Lên cái đèo cuối cùng, đèo Sa Mù.
< Gió lạnh phần phật trong trời đầy sương...
< càng lên cao càng đậm đặc.
< Cho đến lúc đổ đèo thì sương tan dần...
< và lần đầu tiên trong ngày được thấy nắng phía xa xa...
< Con đường trở nên rực rỡ.
< ... như trong giấc mộng...
< Và tới lúc hết đèo...
< Bắt đầu vào thế giới văn minh ở Khe Sanh. Chúng tôi đi xe máy từ thị trấn Phong Nha lúc 7g sáng, chạy khoảng 230km để đến Khe Sanh (ngã ba với đường 9) lúc 5g chiều. Đường không dài nhưng nhiều đèo cao, rất cao, nên bạn khó đi nhanh hơn được.
Xem phần 1
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Buungon sites.google, web Quangbinh và nhiều nơi khác.
16 Comments
Cám ơn Điền Gia Dũng đã cho tôiu được xem một số hình ảnh đường Tây Trường Sơn,Bạn có thể nói rõ hơn về đoạn đường từ lối rẽ đi đường HCM Đông( con đường 10 cũ), vì thời chiến tranh tôi đã từng ở đường 10 gần ngã ba Dân Chủ, có lẽ từ điểm rẽ đi đường HCM đông trở vào thì đường HCM Tây vẫn đi theo con đường 10 hồi chiến tranh ?
Trả lờiXóaĐoạn cổng trời tôi nghĩ đó là đoạn km 49 đến km 57 đường 10 cũ vì đoạn ấy đường quanh co dốc, tại km 57 là đỉnh cao quanh năm mây mù , nếu hôm nào thời tiết nắng gió thì đứng ở km 57 sẽ thấy biến Quảng Bình. đi tiếp vào km 62 đến 68 thì bên phải có con đường gọi là 16E từ đây rẽ về phía phải từ xa thấy đồn biên phòng Cù Bai.
Trả lờiXóaCái này thì mình chịu, bác ạ. Những con đường mình đã đi qua, mình thường ghi chép tỉ mỉ từ các thông tin thu thập được của người địa phương lẫn internet để tạo ra những bài viết chi tiết... nhưng đoạn đường Trường Sơn, nhánh Tây khúc này vẫn còn trong niềm mơ ước chinh phục của bọn mình trong khi chuyến đi này của bác Bửu Ngôn, mình biên tập lại.
XóaVậy nên: thắc mắc của bác cũng là thắc mắc của chính mình, vẫn đang chờ ngày gỡ...
Cảm ơn bác đã comment.
À, địa danh 'Cổng Trời' trên đường Trường Sơn có khá nhiều trong Dulichgo, bác tìm bằng từ khóa 'cổng trời Trường Sơn' với công cụ search phía trên thử xem.
XóaAnh Điền Gia dũng xin cám ơn anh rất nhiều về những tư liệu ảnh mà anh đã cung cấp. Tuy nhiên tôi cũng co thể nói thêm : Con đường 10 cũ thì đoạn từ km 47 đến 49, 50 quanh co, từ km 45 đến km 58 thì ta ly dương bên phía tây còn vực sâu bên phía Đông, nhưng từ km 57 trở vào thì vách núi lại bên phía đông ( ta ly dương)còn phía tây thì vực sâu vây nên đoạn này buổi chiều hưởng trọn cái nắng.Rất mong anh có nhiều hình ảnh, thông tin về con đường 10. xin cám mơn./
Trả lờiXóaAnh Điền Gia Dũng ơi lâu nay không có chuyến đi trên nhánh Tây trường Sơn à. Tôi rất mong có được nhiều hình ảnh đoạn qua hai xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, QBinhf) và xã Hướng Lập (huyện Hướng Hoa QTrị)mà cụ thể là từ lối rẽ (đường 10cũ)đi nhánh Đông vào đến lối rẽ đường 16
Trả lờiXóaĐường Trường Sơn nhánh Tây là một trong những cung đường mà bọn tôi mê nhất đó anh à. Tiếc rằng dạo này, nhà đơn chiếc quá nên không dám bỏ tiệm đi xa trong nhiều ngày như thuở trước. Mình sẽ truy tìm thêm thông tin về con đường mà anh hỏi, để xem có gì hay hay không nhé.
XóaChúc khỏe.
Anh Điền Gia Dung tôi cám ơn anh nhiều về những thông tin trên nhánh Tây Trường Sơn. Mong anh co thể thu thập được nhiều thong tin như tôi đã nói trên .Chúc anh vui khỏe.
Trả lờiXóaMời anh xem chơi loạt bài trích này:
XóaKý sự đường 10
Anh Điền Gia Dũng ơi vừa qua hôm 1-3/7/2013 chúng tôi có dịp trở lại đường 10 và đường TS Tây đó . chúng tôi đến ngã ba Dân Chủ nơi có nhà bia do N237 TNXP-Ban XD 67 mới dựng thang 7/2012. Chings ngày tại nhà bia có con đườn rgẽ đi (biên giới) là đường 10 cũ mn[i ấy đơn vị chúng tôi ở năm 1971, đi theo đường ấy chứng 2,5km là tới nơi đóng quân. Tôi cũng chụp được nhiều ảnh chỉ tiếc thời gian đi theo đoàn nên không thể đi quan sát được nhiều.
XóaVậy là phần nào cũng đáp ứng được niềm mong muốn của anh rồi phải không, chúc mừng anh.
XóaLiệu anh có ý nghĩ sẽ kể lại cho mọi người cùng biết về chuyến đi không?
Có chứ anh,sau khi đi về tôi có một phóng sự ảnh gửi đăng trên trang web của Hội trường sơn đó. Toi cũng muốn để bạn bè hiện đang ở khắp mọi miền biết đó anh. nhưng rất tiếc chuyến đi cùng với đoàn nên thời gian rất ít để tìm hiểu về nơi mà trước đây chúng tôi đã từng sống trong mưa bom bão đạn. dù vừa rồi chưa đến được những vị trí ấy nhưng trong tôi vẫn hình dung khu vực đó. Chúc anh khỏe có nhiều chuyến đi bổ ích.
XóaMong sẽ có cơ hội đăng bài của anh.
Xóalàm sao để gửi bài tin cho anh được?
Trả lờiXóaTrong phần 'Hỏi Phượt' phía trên đầu trang có địa chỉ mail liên lạc anh à, đó là diengiadung @gmail.com
XóaMong bài của anh.
Đoạn đèo cổng trời ấy chính là cao điểm 1001 đó anh dũng ạ. Đoạn ấy thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, cuối đèo là sang địa phận xã Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị.
Trả lờiXóaĐăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.