Buungon: Bạn có biết ở Việt Nam có con đường nào đi cả 50km nhưng có thể không gặp một bóng người? Có, đường Trường Sơn nhánh Tây - Từ thị trấn Phong Nha, theo tỉnh lộ 562 đến ngã tư cầu Trạ Ang.

< Nếu bạn rẽ trái qua cầu Trạ Ang là theo đường Trường Sơn nhánh Tây 223km về Khe Sanh. Nhưng bạn nên cân nhắc, phải chuẩn bị để tự lực cánh sinh nếu gặp sự cố dọc đương.

Một con đường tuy tình trạng tốt nhưng rất đèo dốc, giữa rừng già, cực vắng, không sóng điện thoại di động. Chùng tôi đi hai xe để tương trợ nhau. Và nên nhớ luôn luôn đi theo chiều từ Phong Nha về Khe Sanh, từ rừng về nơi dân cư. Nếu đi chiều ngược lại, hãy tưởng tượng cảnh trời tối dần mà bạn vẫn lang thang giữa rừng - không thiếu an ninh nhưng... hơi ớn!

Thông tin về tuyến đường Trường Sơn:

< Cầu Trạ Ang. Qua cây cầu này để về phía Khe Sanh.

Tuyến đường Hồ Chí Minh có chiều dài tổng cộng 3.167km với điểm đầu tiên tại Cao Bằng, điểm cuối là Mũi Cà Mau, đi qua 30 tỉnh và thành phố. Suốt chiều dài từ Bắc chí Nam trên thì tuyến chính chiếm hết 2.667km còn lại tuyến phụ khoảng 500km. Tuyến phụ này còn gọi là đường HCM nhánh tây, có điểm đầu ở Xã Xuân Tạch, Bố Trạch, Quảng Bình, điểm cuối là Thạnh Mỹ trên đất Quảng Nam.

< Con đường vắng lặng dẫn lên đèo đầu tiên, đèo U Bò. Chúng tôi đi vào lúc có đợt gió mùa Đông Bắc, trời mưa và rất lạnh.

Đây là tuyến đi vào giữa trái tim dãy Trường Sơn, có nơi cao đến 1200 mét, đèo dốc quanh co, cầu cống liên tục - bên trái là đất Việt, bên phải là đất Lào, hết núi rừng lại tiếp núi rừng, lâu lâu mới gặp một bản Vân Kiều heo hút giữa rừng xanh.
< Càng lên cao, sương mù càng dày đặc.

Bây đi trên đường Hồ Chí Minh rộng, thoáng đãng trải nhựa - bê-tông băng qua 30 tỉnh, thành phố với biết bao làng mạc, quán xá bám theo ven đường. Nhiều địa phương đã tận dụng cơ hội này để thực hiện kế hoạch di dân chinh phục vùng gò đồi, phát triển kinh tế. Theo đó, khoảng cách đồng bằng-miền núi đang được rút ngắn. Nhiều bản làng xa xôi dần lộ diện khi đường đi qua.
< Đèo dài và rất dốc, xe gắn máy chỉ chạy số 1.

Nhiều làng thanh niên lập nghiệp được thành lập dọc theo tuyến đường nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai và nâng cao văn hóa, dân trí ở vùng hẻo lánh. Các tỉnh miền Trung đang xây dựng các tour du lịch khám phá kết hợp thăm viếng các địa danh lịch sử trên đường Hồ Chí Minh.
< Hầu như không ngắm cảnh được vì sương mù.

Bến phà Xuân Sơn (Quảng Bình) xưa là trọng điểm đánh phá khốc liệt, nay đã là bến đỗ bình yên cho các tàu thuyền chở du khách chiêm ngưỡng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
< Đây là cảnh nhìn từ đèo U Bò, trong một lần chúng tôi đi con đường này vào dịp trời tốt.

Ở nhánh Tây, tuyến đường 20 Quyết Thắng gắn liền với huyền thoại về hang tám TNXP hy sinh khi vào hang tránh bom, chẳng may bị máy bay ném bom lấp miệng hang, nay đã được đầu tư xây dựng nhà lưu niệm, nơi viếng thăm của nhiều du khách. Tuyến đường này từng một thời là tuyến lửa của Binh trạm 14. Trong ký ức của đại tá Hoàng Trá - nguyên Binh trạm trưởng Binh trạm 14 là những ngày tháng đầy máu và nước mắt.

< Xuống đèo, và cũng dần thoát khỏi đám sương mù.
< Cả nhóm hể hả khi qua khỏi đèo U Bò.
< Rồi bạn sẽ xuống một vùng khá bằng phẳng thuộc lưu vực sông Long Đại.

Ngã tư Trạ Ang nối liền nhánh Đông và Tây Trường Sơn và đường 20 Quyết Thắng nổi tiếng là một tử địa của cánh tài xế khi đi qua đây, nay đã có chiếc cầu vạm vỡ bắc ngang thông suốt đi lại.
< Đi được 60km đến cầu Zin Zin (60km không một bóng người). Từ đầu cầu phía bắc có con đường rất tốt dài 31km dẫn ra đường Trường Sơn Đông.

... Đứng ở đây có thể tùy nghi lựa chọn cách di chuyển về hướng Đông hay sang hướng Tây để khám phá những cánh rừng già nguyên sinh trên đỉnh U Bò.

< Nhánh Tây tiếp tục chạy theo một chi lưu của sông Long Đại.


Nhiều chiến sĩ biên phòng ở đỉnh U Bò đồ rằng khám phá nhánh Tây mà không lên U Bò thì xem như chưa thực hiện chuyến đi, bởi thiên nhiên ở đây không chỉ hoang sơ mà còn lưu lại nhiều dấu ấn lịch sử.
< Sắp đến thôn Hồng Sơn, thuộc xã Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình, nơi có một xóm dân cư.
< Ở đây đa số là người Vân Kiều.
< Có dân nhưng đường thì vẫn rất vắng lặng.

Tương tự như vậy, đường 12 khói lửa nay đường sá đã rộng, đẹp, mở rộng lên tận cửa khẩu Cha Lo phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cho phía Tây. Như vậy về tổng thể, đường Hồ Chí Minh mở rộng không chỉ chạy theo chiều dọc Bắc-Nam mà còn mở rộng sang hướng Tây với các tuyến đường nhánh huyết mạch như đường 7, 8, 9, 12, 14...
< Kẻ cô độc trong ảnh là người bạn đồng hành.
< Tới thôn Hồng Sơn, ghé ăn mì gói, đổ xăng (do chạy đường đèo rất hao), và gọi điện thoại.
< Đây là thôn Hồng Sơn.
< Đứng ở thôn Hồng Sơn, nhìn xuống sông Long Đại. Xa xa là thôn Long Sơn, cũng thuộc xã Trường Sơn.
< Con đường chạy trên cao vì đây là vùng núi nhưng vẫn có những trận lũ quét rất lớn. Đường thênh thang nhưng vắng lặng...
< Điểm dân cư thứ 2, thôn Long Sơn, xã Trường Sơn.
< Đường lên cao dần, và vẫn cặp theo sông Long Đại.
< Rồi cũng đến đèo Khu Đăng, một đèo thấp, dễ đi.

Còn tiếp phần 2

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Buungon sites.google, web Quangbinh và nhiều nơi khác.