Có nhiều lý do để đến Sơn Đừng. Bởi ngày cả việc chiếc tàu chở khách đi, để sửng sờ khi gặp những tảng đá thiên nhiên mang dạng hình các loại thú, gặp những vách núi cây cỏ bám níu, và gặp một không gian đằm thắm đến lạ đã là điều thú vị.
Sơn Đừng ấy hiện cũng đang bắt đàu làm du lịch theo cách của một người dân biển, bởi hàng ngày, trong cuộc hành trình nhìn ngắm Vịnh Văn Phong, những con tàu chở khách từ mọi nơi trên đất nước, cả những người khách nước ngoài cũng luôn tò mò tìm đến.
Sau làng là ngọn núi với những triền cát. Trước mặt làng là biển , mà khi triều rút, lộ ra bãi cát trắng mịn , sạch sẽ dài cả mấy chục mét. Đó là nói chuyện hôm nay, còn khi tôi đến đây vào năm 2003 thì tại đây chỉ có 10 hộ dân.
Sơn Đừng không có đường đi, tất nhiên không có cả xe máy, xe đạp. Con đường chính men theo bãi biển vào làng có khi nước lên bị gặp khó khăn, còn đi qua các nhà dân là đường bằng cát biển, tải san hô cho dễ di chuyễn.
Làng cũng có một câu chuyện “ cổ tích” về mình. Đó là ngày xưa có một nhóm người thuộc dân tộc Đàng Hạ, trong một lần bị đắm thuyền đã trôi dạt vào làng này mà sinh sống. Thời đó họ chẳng có quần áo để mặc nên dùng lá cây làm trang phục.
Có những người con trai, con gái lớn lên chọn cách lìa vùng biển buồn tênh này đi về phố lập nghiệp. Nhưng cũng có những người vì tình yêu mà chọn đến chốn này sinh sống. Hiện nay làng có trên 20 trẻ đang độ tuổi đi học, và vì thế một lớp học cho đủ loại tuổi do các chiến sí thuộc Đồn biên phòng 358 giãng dạy đã hình thành.
Người dân Sơn Đừng sống rất nhiều nghề. Nuôi tôm hùm, đánh bắt mực, cá, lên rừng đốn củi và nghề trồng điều, trồng cây ăn trái. Giờ đây, họ thêm công việc làm du lịch. Bởi nhu cầu của những người khách du lịch ghé qua, đôi khi chỉ một hoặc hai giờ mổi ngày.
Sự hấp dẫn đàu tiên ở Sơn Đừng mà bất cứ ai tìm tới cũng muốn khám phá chính là nguồn nước ngọt ngay trên bãi biển. Ý thức được nguồn tài nguyên du lịch này cho nên người dân Sơn Đừng bảo vệ triệt để bãi biển trước mặt làng. Khách luôn tò mò là tại sau nước biển mặn , mà chỉ đào nhẹ nhàng một hố sâu chừng một gang tay là nước ngọt lịm. Công việc biển diễn đào “giếng” được những đứa trẻ làm rất thuần thục cho du khách xem.
Huyền thoại hư thực cho rằng khi vua Gia Long trong quá trình đến đây khi thau trận quân Tây Sơn, đã đào thử một hó nước ngay bãi cát trên mép nước biển. Thế là điều kỳ diệu đã xảy ra là nước ở đây là nước ngọt. Điều kỳ diệu đó cũng ở lại mãi đến hôm nay, giúp cho người dân Sơn Đừng có nước uống và có sản phẩm giới thiệu với khách du lịch. Và vì thế, người dân đã lập một đền thờ nhỏ để thờ vua Gia Long. Và không hiếm du khách mang một chai nước ở Sơn Đừng đem về.
Sơn Đừng cũng chẳng có hàng quán, nhưng giờ đây nhiều người đã thả lồng nuôi tôm, cua cá trên biển để phục vụ cái thú ăn uống của khách.
Đến Sơn Đừng , neo thuyền vào một gốc cây, hay đôi khi vì nước cạn, phải “ nhảy xuống” nền cát để vào bờ. Đi vào những căn nhà của người dân, trò chuyện hồn nhiên. Thích thì có thể ra sau làng, leo lên khu rừng trên đồi cát để có cảm giác chinh phục.
Theo người dân tại đây , ra bè đang để trên biển , lựa tôm cá mà mua. Rồi cách chế biến cũng chẳng cầu kỳ. Có thẻ chỉ là xào nấu hay nướng bên bếp củi đỏ lửa, ăn theo kiểu dã chiến, uống bia hay rượu. Trong lộng gió thơm mùi đại dương trong Vịnh Văn Phong, cảm giác ấy là cảm giác cực kỳ kỳ thú. Tất nhiên, vẫn có thể cập thuyền ngay bãi đá xinh đẹp, cùng bơi lội , đùa giỡn với biển cho hết một ngày lộng lẫy.
Khuê Việt Trường
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.