(DLTPHCM) - Tháng 7, mùa cạn, vào buổi hoàng hôn, khi thủy triều rút ra xa, đầm Thị Nại phát lộ ra nhiều kênh, rạch, bãi cát nhuộm màu rêu xanh tuyệt đẹp.
Hành trình khám phá “miền đất Võ, trời Văn” mùa hè này, du khách thích thú trải nghiệm tour cùng ngư dân bắt các loài cá, ốc, trùn biển… trên bãi bồi lộ thiên hoang sơ trên đầm Thị Nại (Bình Định) vào mùa nước cạn.
Cách thành phố Quy Nhơn 8km về phía đông bắc, đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định, có hệ sinh thái phong phú. Điểm nổi bật của đầm Thị Nại là những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn cùng những con rạch kéo dài tỏa đi khắp nơi giữa thiên nhiên hoang sơ.
Đầm Thị Nại rộng 5.000ha với hệ thống rừng ngập mặn rộng hơn 1.000ha. Giữa đầm có ba cồn nổi gồm Cồn Chim, Cồn Trạng, Cồn Giá (gọi chung là khu sinh thái Cồn Chim).
Tháng 7, mùa cạn, vào buổi hoàng hôn, khi thủy triều rút ra xa, đầm Thị Nại phát lộ ra nhiều kênh, rạch, bãi cát nhuộm màu rêu xanh tuyệt đẹp.
Trên hành trình khám phá “miền đất Võ, trởi Văn” trong mùa hè này, du khách có thể đến trải nghiệm tour cùng ngư dân bắt các loài cá, ốc, trùn biển… trên đầm Thị Nại, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Vào buổi hoàng hôn, khi thủy triều rút xuống, người dân mang lưới, ngư cụ lên ghe tập trung dọc theo các kênh, rạch hoặc ra giữa bãi bồi lộ thiên giữa đầm Thị Nại để mưu sinh.
Giữa tháng 7 hàng năm là thời điểm chính vụ, người dân ra đầm đào dưới lớp bùn cát thu hoạch phễnh (loài nhuyễn thể, có hai vỏ giống nghêu) ở đầm Thị Nại.
Phễnh có thịt chắc, béo và thơm ngon thường được người dân địa phương dùng chế biến để nấu cháo, xào giá hẹ, xào chua ngọt...
Phễnh và trùn biển (còn gọi là sá sùng) là hai món ăn bổ dưỡng mang nét văn hóa ẩm thực đặc trưng nơi đây.
Trong khi đó, một nhóm ngư dân khác kéo ghe vây lưới bắt tôm, cá bống trên các kênh rạch tạo nên không gian làng quê mang vẻ đẹp bình dị trên đầm Thị Nại.
Ngư dân còn kéo rớ bắt cá, tôm trên mặt đầm tạo nên bức tranh mưu sinh trên miền sông nước lãng mạn, thanh bình mà sâu lắng.
Theo các chuyên gia, đầm Thị Nại trong đó có Cồn Chim như kho báu sinh thái có giá trị đặc biệt. Nếu được bảo tồn phát triển đúng hướng, ốc đảo này sẽ trở thành "lá phổi xanh" của tỉnh Bình Định.
Đây là điểm phát triển du lịch sinh thái rất phù hợp, phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ như du lịch sông nước ở miền Tây Nam Bộ.
Khám phá Cồn Chim, du khách không chỉ hòa mình giữa thiên nhiên hoang sơ mà còn có thể cùng ngư dân nơi đây giăng lưới đánh cá, soi cua đêm dưới tán rừng…
Sau khi khám phá rừng ngập mặn, du khách có thể thưởng thức món cá, tôm, cua nướng chấm với muối ớt dân dã nhưng ngọt bùi và đậm hương vị miền quê.
Theo Minh Thu (DLTPHCM)
Du lịch, GO!
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.