(QNO) - Con đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh như biểu tượng về sức sống mãnh liệt của một công trình vượt qua mưa bom bão đạn thời chiến, là minh chứng lịch sử sinh động cho ý chí, khát vọng, sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách dựng xây, phát triển đất nước.
Dấu tích đường Trường Sơn còn lại trên đoạn từ ngã ba A Tép xuyên qua đất Lào và về huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong thời chiến tranh. Đường do bộ đội Trường Sơn thi công bằng đá núi xếp sát nhau (ảnh chụp năm 2013).
Năm 2024, tròn 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ương đã chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” - Đoàn 559, có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam.
Khí thế những ngày đầu khởi công. Trong ảnh là đoàn xe công trình của đơn vị thi công đoạn thị trấn Prao - A Tép băng qua sông A Vương (ảnh chụp năm 2000).
Con đường huyền thoại này có tổng chiều dài khoảng 20.000km, do các lực lượng bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến ngày đêm thi công dưới bom đạn của kẻ thù. Đường Trường Sơn xưa là một sáng tạo lịch sử vĩ đại của Đảng và quân đội ta. Còn ngày nay, đường Hồ Chí Minh là trục giao thông xuyên Việt, hành lang phát triển kinh tế phía tây của Tổ quốc.
Nụ cười của công nhân thi công đường Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 2001).
Hình ảnh đoạn thị trấn Prao - A Tép thời điểm thi công dang dở (ảnh chụp năm 2007).
Trong hầm A Roàn 1 là một trong 2 hầm đường bộ trên đường Hồ Chí Minh từ Prao - A Lưới (ảnh chụp năm 2003).
Giao lưu văn nghệ trong quá trình thi công cùng các dân tộc sinh sống ven đường Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 2001).
Cầu Đa Krông trên di tích lịch sử đoạn Đakrông - A Lưới (ảnh chụp năm 2004).
Qua cầu A Vương, bắt qua sông A Vương thị trấn Prao, Đông Giang (ảnh chụp năm 2008).
Sắc màu rừng nguyên sinh trên đèo Lò Xo địa phận huyện Phước Sơn, Quảng Nam (ảnh chụp năm 2012).
Thác Đắk Chè trên đỉnh đèo Lò Xo (ảnh chụp năm 2011).
Những ngôi làng của dân tộc Giẻ Triêng ven đường Hồ Chí Minh qua đèo Lò Xo (ảnh chụp năm 2011 - 2012).
Một đoạn đường Hồ Chí Minh trên đèo Lò Xo (ảnh chụp năm 2011).
Du khách nước ngoài trải nghiệm bằng xe đạp trên đường Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 2011).
Cây đa Bến Giằng ven đường Hồ Chí Minh đoạn thuộc huyện Nam Giang.
Ngã ba cầu Thạnh Mỹ về Đông Giang (ảnh chụp năm 2013).
Đường Hồ Chí Minh đi qua thị trấn Prao (Đông Giang), ảnh chụp năm 2013.
Củi hứa hôn, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng trên đèo Lò Xo (ảnh chụp năm 2012).
Du khách nước ngoài trải nghiệm bằng xe đạp trên đường Hồ Chí Minh địa bàn Đắk Glei (ảnh chụp năm 2012).
Những bờ Taluy dương ven đường Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 2012).
Ngã ba A Tép rẽ qua Lào về A Lưới (Thừa Thiên Huế) và đường Hồ Chí Minh đi A Lưới (ảnh chụp năm 2009)..
Đường Hồ Chí Minh đi qua xã Bha Lê (ngã ba Tây Giang), ảnh chụp năm 2006.
Hầm A Roàng 2 (ảnh chụp năm 2013).
Phụ nữ Cơ Tu ở xã Cà Dy, Nam Giang gùi sản vật bản địa trên đường Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 2013).
Nữ sinh Cơ Tu đi học trên đường Hồ Chí Minh đoạn thị trấn Prao (ảnh chụp năm 2013).
Khu du lịch cộng đồng Tà Làng, thôn A Zứt, xã Bha Lê, huyện Tây Giang.
Ngã ba ở khu di tích đường Hồ Chí Minh đoạn Bù Lạch đi A Tép (ảnh chụp năm 2013).
Sắc vàng từ những rừng cây cổ thụ trong khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, đoạn A Lưới (Thừa Thiên Huế), ảnh chụp năm 2013.
Theo HUY ĐẰNG (Báo Quảng Nam)
Du lịch, GO!
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.