(VBO) - Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam đang lưu giữ 18.797 nghìn mẫu thực vật, 20.424 mẫu côn trùng, 562 mẫu động vật và 94 mẫu tư liệu ngành nhằm phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu và trải nghiệm giáo dục môi trường cho công chúng.

Với 18.797 mẫu thuộc 2.330 loài, 197 họ, 64 bộ trong hệ thực vật, hệ thống mẫu tiêu bản lưu trữ tại Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam được thu thập từ những năm 60 của thế kỷ trước ở hầu hết các hệ sinh thái, kiểu rừng ở Việt Nam.

Trong khu rừng thu nhỏ rộng trên 3ha ở xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) có đầy đủ các loài thực vật đặc trưng cho các kiểu rừng điển hình của nước ta. Trong ảnh là cây Gòn (Ceibapentandra) thuộc họ Gạo có thân thẳng tắp, cao khoảng 35m.

Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam (TNRVN) đang lưu giữ bộ mẫu vật về tài nguyên rừng, trong đó động vật (với đa dạng các lớp: Chim, thú, bò sát, lưỡng cư,…), thực vật và côn trùng với nhiều loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam.

Mẫu vật mèo rừng, thu tại Lai Châu năm 2000. Hệ thống tiêu bản mẫu động vật chia làm 2 ngành: Ngành động vật có xương sống và ngành động vật không có xương sống. Ngành động vật có xương sống hiện số lượng có 562 mẫu, bao gồm: Các mẫu tiêu bản thú thuộc 40 loài, 20 họ, 10 bộ.

Đặc biệt tại bảo tàng có nhiều bộ tiêu bản mẫu vật chiếm số lượng lớn như bộ ăn thịt gồm các loài: Hổ, báo, gấu, lửng lợn, mèo rừng, cầy vằn...

Bộ móng guốc gồm các loài: Sao la, mang lớn, hoẵng, nai, lợn rừng...; Bộ Linh trưởng có các loài: Vọoc, chà vá chân nâu, chà vá chân đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài... Trong ảnh là tiêu bản Mang thường, được thu tại Nghệ An năm 2010.

Rái cá vuốt bé, thu tại Kbang (Gia Lai) năm 2014.

Cầy gấm, được thu tại Pia-Wac (Cao Bằng) năm 2000.

Các loài cây gỗ quí như: Cẩm lai, trắc, nghiến, lát, gụ... đều hiện diện tại đây.

Cây sao cát, gỗ thuộc nhóm III, đường kính 3,3m; chiều cao 4,5m; trọng lượng 21,3 tấn được khai thác tận thu tại khoảnh 9, Tiểu khu 118 trong địa giới hành chính xã Sơ Pai (Kbang, Gia Lai). Cây sao cát được xem như biểu tượng của rừng tự nhiên ở Gia Lai và là một trong những loài cây gỗ có kích thước lớn nhất trong rừng Việt Nam.

Cây cẩm lai thuộc họ Đậu.

Bộ xương tê giác một sừng, được thu tại Lâm Đồng năm 1982.

Chim công lục (phổ biến ở Đông Nam Á) trong chi Pavo và Afropavo trong phân loài Pavoninae của họ Phasianidae.

Sư tử được thu bởi Chi cục Kiểm lâm Bình Dương năm 2021.

Lỏn tranh, được thu tại Kbang (Gia Lai) năm 2014.

Theo Hữu Nghị (Dân Trí)

Du lịch, GO!