(CLCS) - Dưới thời vua Khải Định, chiếc ngai vàng từng được trùng tu kỹ lưỡng. Triều Nguyễn (1802-1945) là triều đại cuối cùng, và cũng là triều đại duy nhất trong lịch sử Việt Nam để lại ngôi vua nguyên vẹn cho đến ngày nay. Chiếc ngai vua có kích thước là 101c, 72cm, 87cm, và phần đế dài 118cm, rộng 90cm, cao 20cm.

Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.

Trong giai đoạn 1916 - 1925, dưới thời vua Khải Định, chiếc ngai vàng được đưa qua quá trình trùng tu kỹ lưỡng. Cụ thể, bửu tán phía trên ngai được làm lại, chất liệu chuyển từ gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng, và được chạm khắc tinh xảo.

Nhìn từ bên trái.

Hiện nay, chiếc ngai vua của triều Nguyễn được bảo quản tại Điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của Kinh thành Huế, do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế quản lý. Đặc biệt, vào tháng 1/2016, ngai vàng này đã được xếp hạng là bảo vật quốc gia, mang lại nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, và mỹ thuật đặc sắc.

Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm DDDD.

Người làm ngai là những những nghệ nhân xuất sắc nhất của đội thợ chuyên chế tác đồ dùng cho hoàng gia và triều đình.

Trong suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã có tổng cộng 13 đời vua kế vị trên chiếc ngai vàng này. Ngai vàng được hoàn thành dưới thời vua Gia Long, người khai mạc triều Nguyễn, và Bảo Đại là vị vua cuối cùng ngồi lên chiếc ngai vàng, đồng thời là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Vị vua trị vì lâu nhất là Tự Đức, kéo dài từ năm 1847 đến 1883.'

Bên dưới ngai là ba tầng bệ cũng làm bằng gỗ sơn son thếp vàng DDDD.

Cả ngai, bửu tán và bệ đều được chạm khắc hình tượng rồng, biểu trưng cho quyền lực của hoàng đế.

Bên cạnh đó, đáng chú ý nhất là câu chuyện 4 tháng thay 3 vua của nhà Nguyễn. Sự việc xảy ra khi vua Tự Đức qua đời. Thời điểm ấy, Dục Đức - vị vua thứ 5 của triều Nguyễn lên ngôi nhưng chỉ tại vị được 3 ngày thì bị các quan đại thần đề nghị phế bỏ vì tội “sửa di chiếu do vua Tự Đức để lại”. Sau đó ông bị bỏ đói đến chết trong ngục tối.

Theo nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An, vào những dịp lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần hay các buổi đại triều, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng đặt giữa điện Thái Hòa.

Ngoài ra, có một chi tiết rất đặc biệt là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại Điện Thái Hòa chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An cho hay: “Có giai đoạn ngai vàng đẫm máu trong những cuộc tranh giành ngôi vua, như 4 tháng thay 3 vua, nhưng không ai dịch chuyển chiếc ngai đi nơi khác”.

Theo Hải Yến (Chất Lượng & Cuộc Sống)

Du lịch, GO!