1. Đỉnh núi Ngọc Linh
Với độ cao là 2.598m, núi Ngọc Linh đã chiếm vị trí đầu trong các đỉnh núi cao nhất Tây Nguyên. Núi Ngọc Linh nằm trong dãy Nam Trường Sơn từ dãy Bạch Mã đến hết cao nguyên Nam Trung Bộ) và nửa phía Nam Việt Nam (tức Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, các vùng phía Nam đèo Hải Vân).
2. Đỉnh núi Chư Yang Sin
Chư Yang Sin là tên của một dãy núi ở Đắk Lắk, ở đây có đỉnh Chư Yang Sin cao 2442 m so với mực nước biển chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk lắk và của cả hệ thống núi cực Nam Trung bộ.
Đỉnh Chư Yang Sin nằm ở địa phận huyện Krông Bông Đắk Lắk trong khu vực vườn quốc gia Chư Yang Sin rộng 58.000 ha với nhiều loài chim, thú, thực vật quý hiếm. Dưới chân núi có dòng thác Krông Kmar thơ mộng là một điểm du lịch hấp dẫn trong tour du lịch Đắk Lắk thượng nguồn của sông Krông Ana, một con sông lớn ở Đắk Lắk, một chi lưu quan trọng của sông Serepôk.
3. Đỉnh nui Mường Hoong
Với độ cao là 2400m so với mực nước biển. Ngọn núi Mường Hoong có đỉnh cao thứ ba ở Tây Nguyên. Vị trí của ngọn núi thuộc xã Mường Hoong huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Hằng năm có rất nhiều người đam mê leo núi chinh phục ngọn núi này.
4. Đỉnh núi Bidoup
Đỉnh núi cao nhất của cao nguyên LangBiang là “Bidoup”, cao 2.287 mét. Về tên gọi “Bidoup” theo tiếng Cơ Ho có nghĩa là “Người đang nằm". Chuyện kể rằng, xưa kia Bidoup và Núi Bà là hai cô cháu. Bidoup là cháu còn “Núi Bà” là cô. Hai người sống bên nhau và người cô luôn lo lắng, chăm sóc cho cháu.
Càng ngày người cháu càng lớn, lớn mãi không ngừng, cao lớn hơn cả cô nên người cô bảo: "Thôi cháu hãy nằm xuống đi, chứ to cao thế này mà cứ đứng thì chạm vào ông trời mất". Thế là người cháu nằm xuống, và trở thành đỉnh Bidoup như ngày nay.
5. Đỉnh núi Ngọc Niay
Là một đỉnh núi không quá nổi bật, nhưng Ngọc Niay lại chinh phục rất nhiều trekker đến đây để phiêu lưu. Đây là ngọn núi có độ cao 2.259m so với mực nước biển, là nơi hội tụ của nhiều sinh vật, thực vật, động vật quý hiếm.
6. Đỉnh núi Ngọc Phan
Ngọc Phan có độ cao là 2.251m thuộc Tây Nguyên. Thuộc khối núi Ngọc Linh
7. Đỉnh núi Lang Biang
Núi Lang Biang là một ngọn núi có tiếng ở Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt nói riêng. Núi Lang Biang có 2 ngọn là núi Ông và núi Bà. Núi Ông có độ cao là 2.124 m thấp hơn núi Bà 2.167m.
Ngọn núi Bà có đường mòn dễ đi hơn so với núi Ông. Nên cân nhắc trước khi chinh phục 2 ngọn núi này. LangBiang là nơi tạo ra những đặc sản nổi tiếng tại Đà Lạt và được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt. Là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.
8. Đỉnh núi Ngok Lum Heo
Với độ cao 2.116m. Thuộc trong dãy núi Ngọc Linh của Tây Nguyên.
9. Đỉnh núi Ngọc Krinh
Núi Ngọc Krinh với độ cao 2.066 m. Nằm ở trên ranh giới hai huyện Đắk Hà và Kon Plông.
10. Đỉnh núi Hòn Giao
Ranh giới tự nhiên giữa huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) và huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) là dãy núi Hòn Giao cao 2.062m. Bốn mùa tại đây quanh năm mưa phùn, nơi đây có những vách núi hiểm trở, cung đường hoang sơ. Đến Hòn Giao bạn sẽ được ngắm nhìn một cảnh quan thiên nhiên nhiều sương, với những tảng rêu lớn nhỏ, đậm chất trữ tình.
+ Đỉnh núi Chư Sê (Núi Ngựa)
Nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai, núi Chư Sê hay nhiều người còn gọi là núi Ngựa, nằm trong top những ngọn núi ở Tây Nguyên đẹp nhất.
Tương truyền rằng từ thời xưa, đây là nơi cư trú của Vua Lửa, thường xuyên xảy ra khô hạn. Ngày nay ở chân đèo đã có hồ thủy điện với đa dạng các loại cây trái, thực vật rất phong phú. Đây chính là biểu chưng cho một sức sống mới của một vùng kinh tế đầy phát triển.
Theo Galaxytourist
Du lịch, GO!
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.