(TNO) - Quảng Nam khiến người ta say bởi phong cảnh nên thơ, bình yên của vùng sông nước, khiến người ta mê bởi nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Những món ăn của nơi đây không hề cao sang mà lại rất dân dã, một trong những món ăn được coi là “sản vật của đất trời” đó là khoai lang Trà Đóa, thức quà quê giản dị.

Những củ khoai mũm mĩm do công trời đất và sức người làm nên (Ảnh: Thanh Ly)

“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, rượu hồng đào chưa nhấm đã say”, câu ca dao khiến người ta mường tượng đến một vùng quê thanh bình, với cảnh sắc làm say lòng người rất đỗi thân thương, rất đỗi giản dị.

Những cánh đồng khoai được trồng bạt ngàn ở vùng quê xứ Quảng (Ảnh: Thanh Ly)

Đến nơi đây du khách không chỉ được đi tham quan, ngắm nhìn những di tích lịch sử hào hùng, danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức những món quà dân dã, đậm chất “nhà quê”, trong những số đó phải kể đến đặc sản khoai lang Trà Đóa, vừa to, vừa thơm lại ngọt.

Ruộng khoai được chăm rất kỹ từ khi trồng đến khi thu hoạch (Ảnh: Thanh Ly)

Trên trang tuoitrequangnam từng viết, "Khách phương xa đến Quảng Nam giữa tiết trời tháng sáu oi ả với gió nam hây hây thổi và không khí khô khốc, khắc nghỉệt, thật không dễ gì thích nghi ngay được. Nhưng với nông dân tại một số vùng trung du như Quế Sơn, Duy Xuyên,Thăng Bình… thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch khoai lang và làm khoai chà".

Học sinh địa phương tham quan, trải nghiệm không gian khoai Trà Đỏa. Ảnh: Q.T

Thời xa xưa, khoai lang là một thứ lương thực chống đói, được nấu độn để ăn cho no. Đến nay khoai lang Trà Đóa đã trở thành một đặc sản của quê hương, theo chân thương lai đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh thành lân cận.

Người dận dụng đất vườn để trồng giống khoai này (Ảnh: H.T)

"Thuở còn “tuổi ăn, tuổi lớn” của bọn trẻ nhà quê chúng tôi làm gì biết đến những món ngon như bây giờ. Ngày ba bữa, cứ theo được điệp khúc “ cơm độn” với chén mắm nục chưn đã là quý lắm rồi. Ngay cả người lớn ở vùng cát Thăng Bình này, cũng phải thuộc nằm lòng câu “sinh” ngữ  “Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm”, chứ nói gì đến con trẻ". (thangbinh.quangnam.gov.vn)

Khoai lang được xắt nhỏ đem phơi khô (Ảnh: H.T)

Giống khoai lang được làng Trà Đóa trồng nhiều là khoai Vồ Điệp, từ khi trồng đến khi thu hoạch là hàng loạt những công đoạn chăm sóc, tưới tiêu vất vả.

Bàn xắt khoai lang - một kỷ niệm thời gian khó với lớp cư dân lớn tuổi. Ảnh: Q.T

Để đạt được trọng lượng từ 2 – 3kg/củ khi thu hoạch thì phải mất thời gian từ 4 – 5 tháng, gần nửa năm trời mới có được vụ khoai, vì vậy các ruộng khoai lang được chăm rất kỹ.

Khoảng thời gian sau vụ mùa là thời điểm thích hợp để trồng khoai, ngoài nguồn phân hữu cơ được ủ cùng đất ruộng khoai phải được tưới tiêu đầy đủ.

Mỗi tháng người nông dân lại phải ra vun vén bờ luống, bón thêm đạm. Nhờ thời tiết thuận lợi những củ khoai cứ vươn mình to lớn dần, hưởng thụ những tinh túy của đất trời.

Khoai lang khô bảo quản được lâu hơn (Ảnh: Thanh Ly)

Cứ vào khoảng tháng 6 âm lịch mỗi năm vụ mùa thu hoạch khoai lại bắt đầu, trời cũng không phụ công người những củ khoai lang rất to, không bị châm hương có khi lên tới hơn 3kg/củ, vụ khoai đạt năng suất cao đem lại nguồn lợi kinh tế ổn định cho người dân.

Khoai lang luộc món quà quê dân dã (Ảnh: Thanh Ly)

Khoai lang được đem xắt nhỏ thành từng thanh dài, đem phơi vài nắng là khô cong để dành ăn dần hoặc đem bán. Mỗi du khách tới đây ngoài việc thưởng thức đặc sản khoai lang tươi thì cũng mua khá nhiều khoai khô để đem về làm quà.

Nói về hương vị của loại khoai này, trên thangbinh.quangnam.gov.vn có viết: "Mà loại khoai này rất lạ, dẫu là mùa mưa hay mùa nắng củ khoai cũng bở tơi và có hương vị rất... Trà Đóa! Có lẽ ngoài giống khoai “đặc sản”, nó còn được trồng trên những nỗng cát trắng quanh năm khô hạn, nên thiếu vị ngọt mà thừa chất tinh bột, chất muối chăng?

Nghe đâu, người trồng còn phải “chuyên canh” gánh nước từ các ao, giếng ở làng Trà Đóa này tưới tắm lên hàng, nên mới có những củ khoai to và mùi vị đặc trưng ấy... Nhưng đấy là câu chuyện dài của một thời đã qua, còn bây giờ có lẽ khoai lang Trà Đóa được xếp vào loại hàng “nông sản quý hiếm”.

Khoai chà thức quà điển tâm tuyệt vời cho bữa sáng (Ảnh: Thanh Ly)

Ngoài ra còn có một số món ăn khá thơm ngon được làm từ loại khoai này như món bánh khoai nướng, đặc biệt là khoai chà rất độc đáo. 

Nói về đặc sản làm từ khoai lang Trà Đóa, tuoitrequangnam.com.vn từng viết:

"Khoai chà lớn khi ăn phải sú nước. Thêm một lượng nước ấm vừa đủ, chờ vài phút cho khoai nở rồi mới ăn. Khoai chà nhỏ thì không cần thêm nước. Người Quảng thường thêm đường vào khoai chà nhỏ và đậu phộng rang giã nhỏ vào khoai chà lớn (sau khi sú nước) để món ăn thêm thơm ngon và nhiều hương vị.

Bánh khoai nướng xứ Quảng (Ảnh: thesaigontimes.vn)

Ngoài ra, mọi người thường hái vài chiếc lá mít trong vườn nhà thay thìa xúc khi ăn. Khoai chà đã lạ mà cách ăn khoai chà bằng lá mít lại càng lạ hơn. Bẻ cong lá mít, xúc một miếng khoai chà rồi từ từ cảm nhận hương thơm của lá mít, sau đó nhai thật nhỏ từng hạt khoai, những hạt tinh bột vỡ ra, đọng lại trên lưỡi".

Theo Thanh Hương(TH) / Tin nhanh Online

Du lịch, GO!