(BNEWS) - Đến Trùng Khánh, mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng nhưng mùa Thu, khi những cánh đồng lúa nếp chín vàng thơm ngát, phong cảnh nơi đây trở nên đẹp nhất.

Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 60 km.

Tại đây có cong sông Quây Sơn, con sông này xuyên qua những dãy núi đá vôi và cánh đồng lúa, làng mạc tạo nên phong cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Núi “Mắt thần” nằm trong thung lũng xóm Bản Danh, xã Quốc Toản (huyện Trà Lĩnh), cách hồ Thang Hen khoảng 2 km (còn được gọi là Phja Piót, tiếng Tày nghĩa là núi thủng), vì ngọn núi có một khoảng lớn thông qua mặt sau hình tròn như con mắt.

Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng giữa quần thể hồ Thang Hen của Công viên địa chất non nước Cao Bằng, nơi có khung cảnh vô cùng quyến rũ với những bãi cỏ thảo nguyên mênh mông bên những hồ nước xanh bát ngát cả một vùng trời.

Người dân ở Phong Nậm chủ yếu sinh sống bằng nghề làm ruộng và đi rừng, nhịp sống ở đây rất chậm và nhẹ nhàng, ngoài ngắm cảnh Phong Nậm bạn cũng có thể ghé thăm những bản làng trong thung lũng, khám phá cuộc sống của người dân nơi đây.

Đa số các bản ở Phong Nậm là của người Tày nên người dân vẫn giữ được những nét sinh hoạt đậm đà bản sắc của miền sơn cước.

Sông Quây Sơn chảy về phía Nam, đến xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh thì vào địa phận Việt Nam. Trên đường chảy vào Việt Nam, Quây Sơn xuyên qua những dãy núi đá vôi và cánh đồng lúa, làng mạc tạo nên phong cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Sông Quây Sơn tạo nên sự duyên dáng, hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và con người. 

Ngọn núi có một khoảng lớn thông qua mặt sau hình tròn như con mắt. Nơi đây đang là điểm đến mới có sức thu hút rất lớn đối với du khách khi đến với Cao Bằng.

Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng giữa quần thể hồ Thang Hen của Công viên địa chất non nước Cao Bằng, nơi có khung cảnh vô cùng quyến rũ với những bãi cỏ thảo nguyên mênh mông bên những hồ nước xanh bát ngát cả một vùng trời. 

Người dân ở Phong Nậm chủ yếu sinh sống bằng nghề làm ruộng và đi rừng, nhịp sống ở đây rất chậm và nhẹ nhàng, ngoài ngắm cảnh Phong Nậm bạn cũng có thể ghé thăm những bản làng trong thung lũng, khám phá cuộc sống của người dân nơi đây. Đa số các bản ở Phong Nậm là của người Tày nên người dân vẫn giữ được những nét sinh hoạt đậm đà bản sắc của miền sơn cước.

Ngoài “Mắt Thần núi” độc đáo, mọi người có thể tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của người Tày Cao Bằng. Khung cảnh đẹp bình yên ở đây khiến du khách như lạc vào thế giới khác, tránh xa sự ồn ào, xô bồ của thành phố.

Đi vào rừng trúc sẽ cảm nhận được nét đẹp hoang sơ hiếm thấy, như lạc vào một thế giới khác, vừa đẹp vừa bình yên lại vừa phóng khoáng.

Cảnh sắc ở nơi này hoàn toàn tự nhiên nhưng dường như được mẹ thiên nhiên ưu ái, tô vẽ thêm để tạo nên sắc xanh của sự sống, sự sinh sôi nảy nở, sắc vàng của sự trù phú, rực rỡ và rạng ngời tất cả hòa hợp đến hoàn hảo khiến người người mê hoặc. 

Núi Thủng trong tiếng Tày tên gọi là “Phja Piót” - có nghĩa là “núi Thủng”. Người ta gọi tên như vậy bởi giữa núi có một lỗ thủng như thể bị dùi xuyên qua.

Núi Thủng có hình dáng như một hang động với đường kính tầm 50m. Có lẽ vì vậy mà người ta cũng gọi lỗ thủng đó bằng một tên gọi mỹ miều là Mắt Thần.

Theo Quang Trần/BNEWS/TTXVN

Du lịch, GO!