(Giải trí) - Dưới đây là một số ảo ảnh thị giác - optical illusion, xem xong bạn sẽ nhận ra rằng đôi lúc, chúng ta không nên tin vào mắt của mình.

1. Khoảng trống bí ẩn trong bức hình này ở đâu ra?


Các hình vẽ trong bức ảnh rõ ràng có diện tích không đổi nhưng tại sao sau khi chúng di chuyển lại xuất hiện khoảng trống bí ẩn kia?

Sự thật là hệ số góc của 2 hình tam giác trong bức hình đã thay đổi khi di chuyển. Chúng ta không thể nhận ra bởi sự thay đổi này rất nhỏ và đây cũng chính là lý do khiến một khoảng trống rất khó hiểu xuất hiện.

2. 2 "cục gạch" sau đây di chuyển lần lượt?

Nhìn vào bức ảnh dưới đây, bạn sẽ có cảm giác hai "cục gạch" xanh vàng như đang di chuyển lần lượt.


Nhưng sự thật là chúng di chuyển cùng lúc với nhau. Những sọc đen trắng chính là nguyên nhân góp phần bẻ cong nhận thức về chuyển động của não bộ.

3. Cô gái trong hình đang quay về hướng nào? Trái hay phải?


Câu trả lời là cả hai, thực chất cô gái chỉ di chuyển sang hai bên mà thôi. Ảo giác trong hình được gọi là "ảo giác bóng đổ" - silhouette illusion. Theo các chuyên gia, do cách thể hiện hình ảnh cũng như bóng đổ trong bức ảnh đã đánh lừa não bộ, khiến chúng ta không thể phân biệt và nhìn thấy hình ảnh cô gái đang quay.


Trong ảnh dưới đây, người ta đã thêm các dữ kiện về chiều sâu để xác định rõ hướng quay của hai cô gái hai bên. Nếu bạn nhìn vào 1 trong 2 cô rồi nhìn vào cô ở giữa, bộ não sẽ tự động xác định hướng quay.

4. Ảo giác bàn cờ bị méo

Khi nhìn vào bức hình dưới đây, bạn sẽ có cảm giác bàn cờ bị méo hẳn đi sau khi thêm vào các dấu "+".


Hiện tượng ảo giác này vẫn chưa có lời giải, tuy nhiên một số người cho rằng các dấu "+" đã làm nhiễu động hình ảnh truyền đến mắt, dẫn đến rối loạn và vô tình tạo nên ảo ảnh thị giác lạ mắt này.

5. Bức hình này có màu hay không màu?

Hãy nhìn thẳng vào chấm đỏ ở giữa bức hình dưới đây trong 10s, bạn sẽ thấy nó vẫn có màu dù đã chuyển sang đen trắng. Nhưng chỉ với một cái chớp mắt, màu sắc đó sẽ biến mất.


Nhờ các tế bào hình nón - thụ thể cảm thụ hình ảnh trong võng mạc mà con người cảm thụ được màu sắc. Thông thường, con người sẽ có 3 loại tế bào này, giúp cảm nhận 3 loại sóng ánh sáng xanh lục, xanh lam và đỏ, sau đó gửi tới não bộ xử lý. Tuy nhiên tế bào cảm thụ màu sắc này sẽ bị "mệt" và tê liệt tạm thời nếu bạn nhìn một màu sắc quá lâu. Khi đó, mắt sẽ sử dụng các tế bào còn lại để thay thế nên xuất hiện việc thay đổi màu sắc của hình ảnh.

Một bức ảnh khác cho ảo ảnh thị giác tương tự.


Bức ảnh âm bản gây ảo ảnh thị giác rùng rợn

Nếu bạn chăm chú nhìn vào chấm trắng trên mũi của ảnh âm bản trong khoảng 15 giây, sau đó nhìn qua vùng trắng bên phải. Điều “kỳ diệu” sẽ xảy ra, hình ảnh xấu xí bên trái biến thành hình ảnh một phụ nữ trẻ xinh đẹp có mái tóc nâu. Đây hiện tượng ảo ảnh thị giác khá rùng rợn dựa trên hiện tượng "dư ảnh âm bản".


Ảo ảnh thị giác trên xảy ra do cơ chế hoạt động của các tế bào hạch trong mắt, những tế bào có chức năng xác định và mã hóa màu sắc dưới dạng bộ não hiểu được.

Khi nhìn vào một màu sắc cụ thể, các tế bào trong kênh màu liên quan hoạt động mạnh mẽ. Nhưng sau thời gian ngắn, các tế bào này sẽ mệt mỏi và hoạt động yếu dần đi. Khi đó, các tế bào mắt sẽ khiến cho màu bổ túc của màu đó sẽ trở nên mạnh hơn.

Theo Phương Phùng (Quản Trị Mạng)

Du lịch, GO!