(BNA) - Tên gọi "Mường Lống" vốn ban đầu hiểu theo tiếng Thái là "Lống Tang", nghĩa là "lạc đường", do xưa nơi đây nhiều rừng nên người dân dễ bị lạc.

< Mường Lống mùa này chìm trong sương mây. Ảnh Sách Nguyễn.

Xã Mường Lống trước thuộc huyện Tương Dương. Năm 1961, sau khi thành lập huyện Kỳ Sơn từ một phần diện tích và dân số của huyện Tương Dương, xã Mường Lống thuộc huyện Kỳ Sơn. Năm 1977, xã Mường Lống sáp nhập thêm xã Mường Thù và vẫn giữ tên Mường Lống

< Trong tiết trời buốt giá, bếp lửa là nơi giữ hơi ấm cho ngôi nhà. Và sẽ càng thú vị hơn khi được thưởng thức món thịt chuột rừng do người Mông chế biến. Ảnh: Hồ Nhật Thanh.

< Cách chế biến chuột rừng cũng khá đơn giản. Chuột sau khi bẫy về được nhúng nước sôi làm sạch lông. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

Với độ cao 1.500m, Mường Lống mùa này như chìm trong sương mây. Trong tiết trời rất lạnh, nhiệt độ có lúc xuống chỉ còn 5-6 độ C, bếp lửa vẫn là nơi giữ ấm cho ngôi nhà của người Mông.

< Sau đó nướng trên bếp than hồng. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

< Chuột rừng sau khi được nướng chín và làm sạch nội tạng. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

< Chuột rừng sau khi sơ chế được nấu sả ớt hoặc làm món nướng. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

Bên ánh lửa hồng bập bùng, không gì thú vị và hấp dẫn hơn nếu được nhâm nhi chén rượu ngô cùng món thịt chuột rừng nướng thơm nức.

< Thơm nức món thịt chuột rừng. Trong nhà vun đầy nghĩa tình chồng vợ. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

< Ngoài hiên hoa mận nở báo hiệu xuân sang. Ảnh: Hồ Nhật Thanh

Thịt chuột rừng hiện nay đã trở thành đặc sản của người dân sinh sống nơi Cổng trời Mường Lống.

Theo Hồ Nhật Thanh (Báo Nghệ An)

Du lịch, GO!