(VIVU) - Nhiều người tìm đến với Đà Lạt như là nơi ẩn mình khỏi cuộc sống xô bồ nơi phố thị với những ngôi nhà nếp mình bên núi an yên. Thế nhưng với những phượt thủ đi theo đoàn trong đó nhiều người những chiếc xe máy phân khối lớn và cách hành xử thiếu văn mình đã phá vỡ sự êm đềm của một thành phố tình yêu vốn  hiền hòa, thanh lịch, mến khách.

"Phượt” là phong trào du lịch đang phổ biến với giới trẻ Việt Nam hiện nay. Và phong trào này hẳn sẽ không có gì đáng lên án nếu như không gây nên những bức xúc cho người dân trong cách ứng xử nơi công cộng của không ít dân phượt trong thời gian qua. Đây là tình trạng khá phổ biến, nhất là các thành phố du lịch, những nơi có cảnh quan đẹp.

Trên những triền đồi, những vệ sông, những nơi có điểm check in đẹp của Đà Lạt – Lâm Đồng đã thu  hút nhiều du khách đến thưởng lãm và vui chơi, chụp hình. Nhưng sau khi du khách ra đi, họ đã “kỷ niệm” cho thành phố này những vỏ chai nước, khẩu trang, khăn giấy, bao thuốc lá… mà cư dân cư dân bản địa không muốn nhận.

Từ một  nơi có cảnh đẹp mà ai cũng muốn ghi lại trở thành một bãi rác không hơn không kém. Nhiều người ngán ngẩm cho những cảnh tượng như thế này…

Anh Vũ Xuân Đạt- Câu lạc bộ Đà Lạt EASY RIDE nói: "Mình dẫn khách đi thì thấy cứ chỗ nào cảnh đẹp là bị vứt rác, vứt đủ thứ, mình không hiểu nổi. Các bạn nước ngoài nói, đây không phải đất nước của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn giữ cảnh đẹp cho các bạn, vậy tại sao cảnh đẹp của nước mình, mình lại không giữ!".

Đà Lạt vào mỗi dịp cuối tuần hay lễ, Tết thu hút một lượng lớn khách du lịch đến nghỉ dưỡng, bên cạnh mặt tích cực về việc phát triển du lịch thì những du khách thiếu ý thức cũng gây không ít phiền toái cho môi trường, cảnh quan và trật tự công cộng của thành phố.

Ngoài rác thì thời gần đây một điều bức xúc khác lại xuất hiện đó là việc một số dân phượt đi xe máy thành từng đoàn, phóng nhanh, vượt ẩu, cản trở giao thông trong và ngoại thành đã diễn ra khá phổ biến...

Anh Lê Đức Quý- Một tài xế Taxi tại Thành phố Đà Lạt nói: "Họ đi thành từng đoàn, nẹt bô, mình đi xe hơi còn giật thót mình huống gì người đi bộ. Có lúc giật mình đánh tay lái gấp loạng choạng luôn".

Nhiều năm trước, phượt thủ là hình ảnh đẹp gắn với những người dám dấn thân, giản dị và gần gũi. Họ là thần tượng của những người đam mê xê dịch nói riêng và cộng đồng người trẻ nói chung. Nhưng càng ngày cộng đồng lại càng có cái nhìn thiếu thiện cảm với dân phượt.

Anh Đàm Vũ Thái-  Cựu phượt thủ chia sẻ: Bọn em từng đi phượt để khám phá thiên nhiên, ẩm thực của các miền, nhưng khi đi cần có ý thức, cần hiểu văn hóa vùng miền và phải luôn có y thức chứ không gây ra những ác cảm như hiện nay.

Tuy vậy không phải dân phượt nào cũng thiếu ý thức, cũng có những nhóm phượt chung tay vì cộng đồng trên  hành trình của mình với tinh thần tuổi trẻ có thể thỏa mãn ước mơ khám phá thiên nhiên nhưng cùng với đó phải là ý thức vì cộng đồng.

Trung  tuần tháng 2 vừa  qua, một nhóm phượt từ thành Phố Hồ Chí Minh đã hẹn nhau lên Đà Lạt cùng tham gia "Ngày chủ nhật xanh" của địa phương và đó là những việc làm mà  theo các bạn trẻ là phải cần nhân rộng thay vì chỉ thỏa mãn cái tôi.

Nhiều nhóm phượt  thủ vừa kết hợp đi chơi lẫn đi làm từ thiện. Có những nhóm lại tham gia cùng người dân dọn dẹp vệ sinh.Anh Tuần Anh- Trưởng nhóm phượt TPHCM bày tỏ: "Tụi em muốn chung tay làm điều gì đó cho cộng đồng".

Tuổi trẻ luôn mang trong mình những đam mê và khát vọng, những đam mê khát vọng ấy sẽ được ủng hộ, đón nhận khi không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.

Đi cùng với những đam mê ấy là những hành động đẹp tích cực sẽ truyền cảm hứng tích cực cho nhiều bạn trẻ noi theo để làm những điều tốt, học những điều hay... chứ không phải là trào lưu làm con người bức xúc, làm thiên nhiên ngột ngạt...

Theo Hồng Sơn (Vivu247)
Du lịch, GO!

Điền Gia Dũng: Phượt?
Một từ mà ai ai cũng có thể tự gán ghép cho mình được cả trong chuyến đi: sáng đi chiều về cũng là 'phượt', tối đi sáng về hay đi chơi vài dăm ba bữa cũng gọi là 'phượt'. Đi công việc cho má, đi thăm đào ở xa... cũng lấy chữ 'phượt' dộng vào. Phượt là... vô cực, ai muốn nhận là phượt cũng được - Nói chung, ngồi con xế vi vu vài tiếng đến nơi nào đó chụp choạc vài tấm ảnh xong cũng có thể tự nhận là 'phượt'. Vậy nên tai tiếng từ chữ 'dân phượt' là khó tránh khỏi.

Trong những chuyến đi xưa nay, người địa phương nơi đến hay hỏi bọn mình là dân thành phố phải không, hai ông bà đi đâu vậy... thì bao giờ mình hay nửa kia cũng nói là... 'đi chơi', nghẹt lắm thì 'đi du lịch', chả phượt phẹo gì ở đây. Trên Dulichgo, chả mấy chuyến ta tự nhận là 'phượt' vì đơn giản, nó chỉ là một chuyến đi, đi cho thỏa lòng khi ta còn tự đi được.

Điền Gia Dũng này nghĩ từ 'phượt' cũng chả tội tình gì, chỉ ăn thua ở cái người mang cái mác đó mà thôi...