Hiếm hoi lắm những chốn phồn hoa đô thị mà ngày nào cũng là nơi tấp nập đông người thì nay vô cùng cô quạnh! Thật tâm mà nói, giờ đây cảnh vật mới thật sự là... tuyêt đẹp - Có điều nó mất phần nào cái 'hồn' của cuộc sống (ĐGD)!

(Zing) - Cũng giống như đại dịch, sự trống vắng đã lan truyền khắp những thành phố phồn hoa nhất thế giới. Ảnh chụp những nơi này trông giống thước phim ngày tận thế.

Tờ New York Times tổng hợp lại ảnh chụp khắp thế giới về các quảng trường, bãi biển, sân chơi, nhà hàng, rạp phim, điểm du lịch hay bến tàu - những không gian công cộng mà thường ngày được coi là đông nghiễm nhiên. Trong ảnh là Paris ngày 18/3.

Milan ngày 20/3. Theo nhà phê bình kiến trúc Michael Kimmelman của New York Times, những không gian công cộng này đã nằm trong triết lý xây dựng đô thị từ nghìn năm nay, từ khái niệm “agora” của Hy Lạp cổ đại - tức những không gian chung và mở ở trung tâm thành phố, thị trấn. Nếu thiếu đi “agora”, người Hy Lạp không coi là đó thành phố, thị trấn, mà chỉ coi là nơi mọi người sống tập trung trong các khu nhà, khu phố gần nhau.

Quảng trường Thời đại, thành phố New York, ngày 19/3.

Một quảng trường ở Berlin. Hàng nghìn năm sau kể từ thời Hy Lạp cổ đại, quảng trường và các không gian công cộng vẫn là những “trái tim của đô thị”, là nơi cư dân đến tìm niềm vui hoặc sự khuây khỏa, là nơi để ngắm nhìn không khí, phong cách chung của thời đại, là nơi để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển nước nhà, hay cũng là nơi bắc loa biểu tình, giận dữ. (Phong trào Áo khoác Vàng ở Pháp năm ngoái đã chiếm các quảng trường Place de la République và Place de l’Opéra ở Paris).

Đài tưởng niệm Lincoln trống vắng dù đang là mùa hoa anh đào ở thủ đô Washington, D.C. Các quảng trường “với sự trống vắng hiện tại - một điều bắt buộc vì sức khỏe cộng đồng - có thể gợi nên cảm giác tận thế, nhưng cũng đem lại hy vọng rằng với việc nghe lời các chuyên gia và giữ khoảng cách xã hội, chúng ta vẫn chưa mất đi khả năng chung tay giải quyết vấn đề”, nhà phê bình Kimmelman viết trên New York Times.

Sảnh Oculus của bến tàu Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York. “Tòa nhà, sân chơi, bến tàu, đền đài vẫn có thể đẹp khi hoang vắng. Bản thân một số địa danh này, cũng như những bức ảnh chụp nơi đó, đã là kiệt tác. Thật vậy, những tòa nhà, quảng trường, bãi biển hoang vắng chẳng phải là những hình ảnh mà sách lịch sử hội họa, tạp chí du lịch, tờ rơi khách sạn muốn thể hiện (thay vì ảnh khi có đông người)”, nhà phê bình Kimmelman bình luận.

Bến tàu không khách ở Munich. “Sự trống vắng thể hiện sự tồn tại không có con người cũng như những rắc rối của cuộc sống thường ngày, giúp ta tưởng tượng cảm giác khi một nhà thám hiểm phát hiện dấu tích của một nền văn minh lãng quên”, ông Kimmelman viết thêm.

Dãy phố Las Ramblas ở trung tâm Barcelona. “Những bức ảnh này chứa đựng vẻ lãng mạn của sự suy tàn”, nhà phê bình của New York Times viết. “Nhưng có một cái đẹp khác do con người chúng ta đem đến. Và đó sẽ là khi chúng ta quay lại”.

Phố London không người vào giờ tan tầm.

Không ai ngồi nghe nhạc cổ điển ở Moscow, nhưng nghệ sĩ vẫn tập luyện cho người nghe qua mạng.

Một thực khách đơn độc giữa khu chơi đêm ở Bắc Kinh.

Thủ đô Caracas, ngày thứ hai Venezuela phong tỏa toàn quốc.

Los Angeles. Đại dương vẫn vậy, nhưng bãi biển đã khác trước.

Khu West Orange, bang New Jersey, Mỹ. Quán Americana Diner vẫn mở nhưng chỉ phục vụ khách đặt giao hàng.

Giữa mùa du lịch nhưng thuyền không có du khách ở Srinagar, Ấn Độ.

Người bảo vệ chỉ còn ánh đèn để bầu bạn tại Bangkok.

Công viên giải trí ở Red Fort, thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

Bậc thang Tây Ban Nha (Spanish steps) ở thủ đô Rome của tâm dịch Italy.

Sân bay Tokyo trong những ngày thế giới ngừng đi lại.

Seoul, một trong những đô thị sầm uất nhất thế giới.

Quầy bán bánh kẹp xúc xích ở Seattle.

Khu kênh đào Navigli, nơi người Milan thường tụ tập vào cuối ngày.

Cư dân San Francisco đã được lệnh ở nhà.

“Chuyến tàu ma” ở Rawalpindi, Pakistan.

“Chuyến tàu ma” ở Rawalpindi, Pakistan.

Khán giả cuối, buổi chiếu cuối trước khi São Paulo đóng các rạp phim.

Khu ăn chơi ở Siem Reap, Campuchia.

Mọi người thường tới đây chụp ảnh hoàng hôn tại Sydney, Australia.

Tại điểm quan sát này, ít ai còn có hứng với “skyline” (đường chân trời) của Hong Kong.

Khu tháp cổ ở Yogyakarta, Indonesia.

Paris vẫn đẹp như tranh, nhưng không có người thưởng thức.

Thành phố Bogotá của Colombia dưới lệnh phong tỏa.

Tết Ba Tư sẽ trầm hơn mọi năm ở thủ đô Tehran của Iran.

Theo Trọng Thuấn (News Zing)
Du lịch, GO!