(LVO) - Chợ phiên xã Tổng Cọt là một phiên chợ lớn của đồng bào dân tộc vùng cao của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày.

Chợ phiên Tổng Cọt cứ 5 ngày lại họp một lần, thu hút đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông ở các xã lân cận như Thượng Thôn, Hạ Thôn, Caỉ Viên, Phù Ngọc, huyện Trà lĩnh tham gia.Tai phiên chợ con có cả người Trung Quốc tham gia trao đổi mua bán hàng hóa.

Sản phẩm đem đến chợ cũng rất đa dạng là ngô, đậu tương và trâu bò, ngựa, lợn, quần áo, vải vóc lưới cày, hoa quả, rau củ cải trên rừng những sản phẩm làm được có thể bán hoạc trao đổi được đều đem ra chợ trao đổi mua bán.

Những sản phẩm này được đem đổi hoặc bán để mua gạo, quần áo, giay bút, sách vở cho con đi học và thực phẩm sinh hoạt hằng ngày từ các lái buôn từ huyện Trà Lĩnh mang lên hoặc từ Trung Quốc sang.

Trong chợ còn có cả lò rèn lưới cày, dao, sẻng đồ dung trong lao động sản xuất. Có những nhà hàng bán phở, san hàng bán thuốc lá cuốc. Nơi đây có cả chợ trâu , bò để trao đổi mua bán. Đặc biệt có cả san hàng bán quần áo, giầy xép, giống rau và quầy thuốc của nguòi Trung Quốc bán và những mặt hàng từ Trà Lĩnh lên.

Chợ chỉ họp trong buổi sáng, bởi vậy để kịp cho phiên chợ, đồng bào dân tộc phải dậy từ sáng sớm. Bà con chở hàng xuống chợ chủ yếu là bằng ngựa. Chợ gia súc luôn là nơi thu hút nhiều người mua kẻ bán.

Dịp này những người phụ nữ Tày, Nùng, xuống chợ buôn bán và hút thuốc lào cứ 5 ngày lại họp một lần, họp vào ngày 2 và ngày 7 âm lịch, thu hút đồng bào dân tộc Tày-Nùng, Mông ở các xã lân cận như Thượng Thôn, Hạ Thôn, Caỉ Viên,Phù Ngọc,huyện Trà Lĩnh tham gia.

Tại phiên chợ còn có cả nguòi Trung Quốc sang trao đổi mua bán hàng hóa gồm những mặt hàng như là:dày xép, quần áo, các loại giống cây rau củ quả, va một số người sang mua trâu bò và gia cầm từ Việt Nam vào Trung Quốc.

Chợ phiên Tổng Cọt trước ngày đổi mới điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, chưa mở cửa nền kinh tế thị trường chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, buôn bán gặp nhiều khó khăn, không gian chợ heo hút, nhỏ hẹp người dân đến họp chợ ít những mặt hàng đem đến chợ bán chỉ là những sản phẩm mà người dân làm được để trao đổi những mặt hàng với nhau.

Nhưng mặt hàng chủ yếu là ngô và đỗ tương,ngoài ra còn có trâu bò lợn gà cây rau củ quả,những quán an, san hàng đều nho bé hoang sơ. Người dân đến họp chợ chủ yếu là dân tộc Nùng. Những mặt hàng cuỗn hút người dân tham gia đó là lò rèn, dụng cụ phục vụ trong lao động sản xuất, chợ trâu bò ngựa.

Khi Đảng ta có chủ chương đổi mới mở cửa nền kinh tế thị trường phát triển, chợ phiên Tổng cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cũng có nhiều đổi thay.Ngày không gian chợ cũng được mở rộng hơn, chợ được tu sửa và xây thêm khang trang hơn vì mặt hàng ngày càng nhiều hơn, số lượng người tham gia ngày càng nhiều hiện giờ có cả người miền xuôi lên trao đổi mua bán hàng hóa người dân nơi đây ngày càng tiếp xúc nhiều dân tộc khác nhau hơn nữa mặt hàng đem đến ngày càng đa dạng đặc biệt những mặt hàng ngày xưa ở chợ này không có.

Đặc biêt là quần áo, đồ chơi trẻ con và thực phẩm, kẹo các loại bánh, các dung cụ lao động hiện đại hơn được thay thế bằng những công cụ thô sơ ngày trước vì thế lò rèn ngày trước ở trong chợ giờ không còn ai làm nữa.

Vì thế cư dân ở đây đã giao lưu và tiêp biến văn hóa từ bên ngoài nhiều, cách sinh hoạt, cuộc sống cũng đổi thay nhiều. Đặc biệt về những trang phục của dân tộc giờ con rất it chỉ có những người già mạc, con thanh niên hầu như đã đổi thay mạc như người kinh, còn phủ nữ trang phục đa số sử dụng vải Trung Quốc và may mạc theo kiểu của họ thanh niên giờ cũng ngaị mặc và không muốn giữ những bộ trang phục của dân tộc mình nữa. Đồ dùng sinh hoạt thường ngày giờ đã thay đổi như ở miên xuôi. Do đường xã giờ cũng đi lại dễ dàng nên thời gian họp chợ cũng ngắn lại dần. Ngôn ngữ ở trong chợ giờ cũng trao đổi sử dụng tiếng phổ thông ngày càng nhiêu, đặc biêt là các bạn trẻ.

Theo Đỗ Hoàng (Làng Việt)
Du lịch, GO!