(KTO) - Cách thức xây dựng ngôi Miếu Đôi ở làng cổ Phước Tích không bắt gặp ở bất kỳ nơi nào khác của Việt Nam.
Làng cổ Phước Tích (thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một trong hai ngôi làng cổ được công nhận là Di tích quốc gia, cùng với làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội.
Ngày nay, làng vẫn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc có tuổi đời hàng thế kỷ.
Trong số những công trình đó, không thể không kể đến ngôi Miếu Đôi độc đáo nằm ở đầu làng.
Ngôi Miếu Đôi ở làng cổ Phước Tích là hai ngôi miếu có hình thức giống hệt nhau nằm cạnh nhau.
Dulichgo
Cách thức xây dựng đền miếu này không bắt gặp ở bất kỳ nơi nào khác của Việt Nam.
Bên tả là miếu Đào Nghệ (Bổn Nghệ), bên hữu là miếu Khai Canh, hai ông tổ nghề gốm của làng.
Theo thư tịch của làng, ngôi Miếu Đôi trăm tuổi này vốn toạ lạc ở ấp Hạ Hòa. Đến năm 1849, miếu được dời đến phía đầu làng.
Dulichgo
Năm 1971, miếu lại được tái thiết. Các ngài Bổn Nghệ và Khai Canh được về thờ ở vị trí Miếu Đôi mới.
Miếu Đôi cũ trở thành nơi đặt bàn thờ các họ Phan và họ Lương Thanh của Tổ nghề gốm.
Dulichgo
Ngày nay, ngôi Miếu Đôi trăm tuổi là điểm tham quan lý thú dành cho du khách mỗi khi ghé thăm làng cổ Phước Tích.
Theo Quốc Lê (Kiến Thức)
Du lịch, GO!
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.