(TTO) - Người dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) gọi nuốc là 'tinh của nước'.

< Từ con nuốc to bằng bàn tay người lớn, nuốc được phơi nắng đến khi teo dần như bên trái ảnh.

Trong những tháng đầu năm âm lịch, trên vùng nước lợ này xuất hiện nhiều váng trắng đục nổi lên, báo hiệu mùa nuốc bắt đầu. Sau chừng 3 tuần, nuốc dần lớn, nghề nuốc bước vào vụ.

< Kéo lưới bắt nuốc trong vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế).

Mùa nuốc kéo dài chừng 3 tháng, mỗi ngày đem lại cho người khai thác 200.000 - 300.000 đồng, thậm chí hơn 2 triệu đồng.

< Vào mùa nuốc, có khi người dân thu được trên 2 triệu đồng/ngày.
Dulichgo
Có hai cách khai thác nuốc: cắm cọc theo bề ngang đầm phá rồi giăng túi lưới nối tiếp, hoặc chạy ghe chầm chậm dùng vợt lưới để vớt...

< Cho ghe chạy “tà tà” để vớt nuốc. Con nuốc được quay bằng rá để tách nước ra...

< Để nuốc săn lại phải dùng tay quây mạnh để xả nước ra.
Dulichgo
Nuốc nổi khi trời nắng, nhiều nhất vào buổi sáng đến giữa trưa, nắng càng gắt và gió càng nhẹ thì nổi càng dày. Nhưng khi có gió lớn, chúng thoắt ẩn thoắt hiện nên người dân gọi nuốc là "ma đầm phá"...

< Nuốc được mua ngay tại bờ đầm phá.

< Bún giấm nuốc, đặc sản mùa hè của ẩm thực cố đô.

Nuốc được chế biến thành các món ăn nổi tiếng xứ Huế. Ngoài nuốc chấm ruốc ăn kèm rau thơm còn có món bún giấm nuốc - loại gỏi ăn "bữa lỡ".
Dulichgo
Nuốc còn được xuất đi Đà Nẵng, Hà Nội hoặc TP.HCM...

Khác với sứa biển thường có độc tố dễ gây ngứa, nuốc ở đầm phá rất lành, vị ngọt thanh, lý tưởng cho người ăn kiêng và chế độ giảm cân...

Theo Thái Lộc, Nguyên Trọng (Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!