(GTO) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Thướng tiêu (lễ Dựng nêu) vào đúng ngày 23 tháng Chạp, báo hiệu ngày Tết đã đến.

< Cây nêu bắt đầu được rước từ cửa Hiển Nhơn với 10 người lính trong trang phục chỉnh tề vác trên vai.

Thướng tiêu là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn. Ngoài những quan niệm tâm linh của dân gian, lễ dựng nêu của triều Nguyễn (được tổ chức ngày 23 tháng Chạp) còn có mục đích để báo hiệu ngày Tết đã tới. Sau đó, đến ngày 7 tháng Giêng sẽ diễn ra lễ Hạ nêu, để bắt đầu công việc của năm mới.

< Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của Tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung (Đại Nội), sau đó tiến hành nghi thức dựng nêu.
Dulichgo
Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện vào năm 2013 diễn ra vào đúng ngày 23 tháng Chạp (Hạ nêu vào ngày 7 tháng Giêng) và duy trì cho đến nay.

< Sau phần lễ, 10 người lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên.

Lễ Dựng nêu được tổ chức trang trọng, cây nêu bắt đầu được rước từ cửa Hiển Nhơn với 10 người lính trong trang phục chỉnh tề vác trên vai. Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của Tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung (Đại Nội), sau đó tiến hành nghi thức dựng nêu. Sau phần lễ, 10 người lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên.

< Lễ Thướng tiêu trong Đại Nội Huế.
Dulichgo
Ngày 29/1 (24 tháng Chạp), tại cung Diên Thọ sẽ siễn ra chương trình “Hương xưa bánh Tết”, bao gồm các âm điệu ca Huế, các trò chơi cung đình và dân gian (đổ xăm hường và bài vụ); trình diễn thư pháp tặng chữ, đăc biệt là hội thi gói bánh chưng, bánh tét... có sức gợi về cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là hoạt động mới, mô phỏng trên việc nghiên cứu các hoạt động văn hóa cung đình ngày xưa.

Không khí Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cũng đã rộn ràng trên khắp các nẻo đường Xuân Cố đô.

Theo Duy Lợi (Báo Giao Thông)
Du lịch, GO!