(Giải trí) - Nghe đến những cái tên như: Bà Cô Hư Hỏng, Xóa Nợ hay Trời Đánh chắc hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết đây là tên của những cây cầu.

Theo nội dung biển báo, thoạt nhìn ai cũng sẽ tưởng Bình Dương có cây cầu mang tên “Bà cô hư hỏng”.

Trên thực tế, cây cầu này có tên là cầu Bà Cô, thuộc P. Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một. Nhưng do cầu hư hỏng nên địa phương đã viết thêm câu "hư hỏng" ngay sau tên cầu để cảnh báo người tham gia giao thông.

Cầu Chắc Cà Đao là một vùng đất ở thị trấn An Châu (An Giang). Cụm từ Chắc Cà Đao thường được dùng bởi những người dân quê, ám chỉ một vùng đất xa xôi hẻo lánh, ít dấu chân người.

Cầu Lạc Quần là cầu bê tông duy nhất bắc qua sông Ninh Cơ, phía Bắc cầu là huyện Trực Ninh, phía Nam cầu là huyện Xuân Trường (Nam Định).
Dulichgo
Cầu Cu nằm trên địa giới quốc lộ 32A thuộc miền Bắc. Quốc lộ 32A là tuyến đường đi qua 3 tỉnh thành của miền bắc gồm Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu, toàn tuyến dài 417km, cầu Cu dài 24m.

Cầu Trời Đánh nằm trên cây số 42-43 tuyến QLN2 thuộc địa bàn ấp 4, xã Long Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trước đây, khi thi công cầu nằm trên kênh Trời Đánh nên đơn vị quản lý đặt tên cầu là Trời Đánh.
Dulichgo
Tuy nhiên, do tên cầu gây "sốc" cho người tham gia giao thông khi đi trên tuyến N2, thậm chí vào ngày lễ tết mật độ giao thông trên tuyến trở nên đông đúc, đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra do người dân hiếu kỳ với cái tên "Trời Đánh". Chính vì vậy, người dân gần cầu đã tự ý bôi một phần tên cầu thành cầu TRỜI… hoặc cầu TRỜI … ÁNH. Đơn vị quản lý đã nhiều lần phải sửa chữa, sơn lại tên cầu.

Cầu Ồ Ồ nằm trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Cây cầu này bắc qua 1 nhánh sông Côn thuộc địa bàn 2 phường Đập Đá (về phía Bắc), Nhơn Hưng (về phía Nam), huyện An Nhơn (Bình Định) nên được lấy tên là Đập Đá.
Dulichgo
Cầu Mồng Gà ở huyện Cần Giuộc (Long An). Vốn là miền sông nước nên vịt nuôi đại trà ở đồng bằng Sông Cửu Long nhưng hiếm thấy cây cầu nào có tên liên quan đến vịt. Ngược lại, những cây cầu có liên quan tới gà lại rất nhiều.

Cầu Xả Ớt nằm ở biên giới Việt Nam và Lào, gần cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị.

Theo Yến Ngọc (Dân Việt)
Du lịch, GO!

Tên cầu độc đáo ở miền Tây