(TH) - Chùa Tân Thanh thuộc khu vực Cửa khẩu Tân Thanh, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Chùa có kiến trúc thuần Việt, đậm đà nét văn hóa Bắc Bộ cổ truyền…

< Chùa Tân Thanh Nằm tại cửa khẩu Tân Thanh (xã Tân Thanh, Văn Lãng, Lạng Sơn) sát với biên giới Việt - Trung,  là công trình được khởi công từ năm 2015 với diện tích 21 ha.

Chùa Tân Thanh ở biên cương của Tổ quốc không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam với  nhiều nét độc đáo.

< Nhìn từ bên ngoài cổng chùa gồm 3 gian chồng diêm lợp ngói mũi hài, gỗ lim, nền đá, mái đao đầu rồng cong vút.

Cổng chùa gồm 3 gian chồng diêm lợp ngói mũi hài, gỗ lim, nền đá, mái đao đầu rồng cong vút.

Hai bên cổng chùa là đồi vạn tuế xanh mướt, chính giữa đặt viên đá tự nhiên nặng gần 50 tấn hình giống như chim phượng chầu lên Chùa; trên viên đá khắc tên Chùa Tân Thanh, thật chưa thấy nơi nào có.
Dulichgo
Bước qua cổng chùa, không gian yên tĩnh nơi cửa Phật sẽ mở ra trước mắt bạn qua khoảng sân lát đá rộng 2.000m2 với trục hoàng đạo thẳng tắp lát gra nít như một thảm đỏ đưa chân bạn đi giữa hàng tùng La hán để đến với cổng Tam quan nơi treo quả chuông đồng nặng 536kg sớm, chiều chiêu mộ ngân nga giữa điệp trùng non nước.

Hai hàng tượng mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích ca; mỗi vị là tiêu biểu cho các đức tính và đạo hành từ bi của Phật, bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn được chạm khắc sống động và các ngài chào đón chúng ta bước chân vào nơi giải thoát.

Kiến trúc ngôi chùa, chính là điểm nhấn tuyệt vời trên thế đất long chầu hổ phục, phía trước có tam sơn ngũ nhạc làm án, bên trái có núi hình rồng chầu vào, bên phải có núi hình voi phục; phía sau có thế núi như ngai rồng…
Dulichgo
Hai bên cửa chùa, có hai hồ nước tựa như mắt rồng và suối chảy ngay bên chùa thật là thế đất phong thủy chưa nơi nào có.

Ngay sảnh chùa được bài trí chiếu rồng đục chạm tinh xảo hình chín rồng triều Lý trên phiến đá nặng trên 90 tấn và các bậc thang dẫn lên chùa đều có rồng chầu, nghê phục thuần chất cổ truyền của kiến trúc chùa cổ Việt Nam.

Đi qua 3 gian sảnh là sân chùa, bạn sẽ gặp nụ cười hoan hỉ của Đức Phật Di Lặc; một bên là tôn tượng của Bồ tát Văn thù; một bên là tôn tượng của Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng, sư tử bằng chất liệu đá trắng chạm khắc công phu.

Bên trái và bên phải chùa là hai tòa Điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Dulichgo
Với nét kiến trúc đặc sắc, thuần Việt, hài hòa với cảnh quan tổng thể càng làm cho chùa Tân Thanh thêm bề thế.

Kiến trúc thuần Việt với trên 300 khối gỗ lim Lào hình chữ Công (I), đục chạm tinh xảo, tượng Phật sơn son thếp vàng; câu đối hoành phi bằng chữ Việt, nghĩa Việt… du khách sẽ thấy tòa Tam Bảo của chùa Tân Thanh là một mẫu kiến trúc điển hình ít nơi nào trên đất nước Việt Nam có được.

Đặc sắc nữa là, mỗi viên gạch xây chùa đều in hàng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - PHẬT LỊCH 2559 KHỞI TẠO CHÙA TÂN THANH” sẽ là cột mốc văn hóa lưu lại nghìn năm nơi biên cương của Tổ quốc.
Dulichgo
< Đứng trên hiên chùa nhìn ra xa những ngọn núi bao quanh này đã tạo nên vị trí vô cùng đắc địa cho ngôi chùa mới 3 năm tuổi này.

Đứng trên hiên chùa nhìn sang nước bạn và phóng tầm mắt thu hết cả giang sơn, bạn sẽ thấy thư thái lạ thường bởi niềm tự hào dân tộc, hồn thiêng sông núi và linh khí tổ tiên tỏa sáng trong ánh hào quang từ bi của Phật Tổ. Chùa Tân Thanh là điểm nhấn, tô thêm nét đẹp trong văn hóa nghìn đời nơi xứ Lạng, để mỗi khi chiều xuống, chuông chùa vang vọng tiếng hòa bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Du lịch, GO! tổng hợp từ Toquoc.vn, Báo Điện Biên Phủ và nhiều nguồn khác