​(VV247) - Mường Hoong là một xã ở cực bắc Tây Nguyên, thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Dân số ở đây ít ỏi với 57 hộ đang quần cư ở lưng chừng núi quanh năm mây phủ...

Nếu đi từ TP.Kon Tum đến Mường Hoong, phải vượt hơn 150km, ngược đường Hồ Chí Minh, đến gần đến đỉnh đèo Lò Xo, rẽ nhánh bên phải, lên hướng Ngọc Linh. Nếu đi từ Đà Nẵng, Quảng Nam thì cũng xuôi đường Hồ Chí Minh, vượt quá đỉnh đèo Lò Xo chừng hơn 10km thì rẽ trái để đến Mường Hoong. Dù đã được thảm nhựa, song đường đến Mường Hoong vẫn đầy hiểm trở với những rặng núi trải dài tưởng như bất tận, ẩn hiện trong làn sương mờ đục. Con đường uốn mình dưới những rặng núi còn vương nét hoang sơ với những cánh rừng cổ thụ.

Đổi lại, du khách có thể thưởng ngoạn những không gian hoang sơ của rừng sâu núi thẳm, với nét dung dị hồn nhiên của trẻ thơ và đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

< Một thoáng bình yên giữa ruộng lúa Mường Hoong.
Dulichgo
Ở Mường Hoong chưa tới 100 hộ dân, người Châu - một nhánh của tộc người Xê Đăng, Kon Tum.

Những căn nhà của tộc người Châu như những cây nấm lớn, nằm rải rác trên sườn núi Mường Hoong. Trẻ con trong làng rón rén đứng nép vào hiên nhà đưa ánh mắt thăm dò về phía những người khách lạ.

Nhưng vỡ òa trong mắt người lạ vẫn là những cánh đồng lúa bậc thang tựa như miền Tây Bắc. Mùa vàng lúa chín, ruộng bậc thang Mường Hoong đẹp tựa một bức tranh.
Dulichgo
-

Trần Anh Tuấn, một phượt thủ quê Long Khánh, Đồng Nai cho biết anh rất mê cảnh sắc, con người ở Mường Hoong.

Bằng chứng là gần như mùa lúa chín năm nào, nhóm phượt của Tuấn cũng trở lại Mường Hoong, cắm trại, chụp ảnh, trải nghiệm và chia sẻ với cộng đồng những góc ảnh đẹp đến mê hoặc...

Theo Thanh Hải - Trần Anh Tuấn (Vivu247)
Du lịch, GO!

(TNO) Tộc người Châu ở xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum với dân số ít ỏi gồm 57 hộ đang quần cư ở lưng chừng núi quanh năm mây phủ...
Dulichgo Từ thị xã Kon Tum, muốn đến Mường Hoong phải vượt hơn 150km đường đi đầy hiểm trở với những rặng núi trải dài tưởng như bất tận, ẩn hiện trong làn sương mờ đục.

Con đường uốn mình dưới những rặng núi còn vương nét hoang sơ với những cánh rừng xà nu cổ thụ. Anh Hùng, tài xế của Sở Giao thông vận tải Kon Tum kể rằng vào mùa mưa, nhiều đoạn đường từ trung tâm huyện Đắk Glei đến Mường Hoong bị đứt đoạn vì sạt lở và cây cổ thụ đổ chắn ngang đường.

Những căn nhà của tộc người Châu như những cây nấm lớn, nằm rải rác trên sườn núi Mường Hoong. Trong làng tịnh không thấy bóng người lớn. Anh cán bộ của xã Mường Hoong giải thích là họ lên rẫy chưa về. Trẻ con trong làng rón rén đứng nép vào hiên nhà đưa ánh mắt thăm dò về phía những người khách lạ. 

Thống kê mới đây cho biết người Châu hiện chỉ còn 57 hộ với 268 nhân khẩu (kể cả số đã kết hôn với người dân tộc khác - PV). Còn số thuần người Châu chỉ vỏn vẹn 15 hộ với hơn 60 khẩu.
Dulichgo Theo một số kiến giải của các nhà nghiên cứu, thì mảnh đất đầy hiểm trở bắc Tây Nguyên này là nơi ở của một số ít người thuộc các bộ tộc vùng Nam Lào. Thường sau những cuộc chiến tranh dai dẳng giữa các bộ tộc trước đây, một bộ phận đã dạt về đây tìm nơi nương náu. Và những ngọn núi chất ngất, hiểm trở vùng đất này chính là nơi lý tưởng nhất. Trong số các dân tộc định cư ở Kon Tum, ngoài 2 dân tộc Jẻ Triêng và Xê Đăng có dân số khá đông, còn nhiều dân tộc khác chỉ có vài trăm hộ…