Trước đây, xã chưa vận động. hai anh em tôi vẫn tranh thủ dạy cho thanh thiếu niên trong làng, năm nay có chủ trương này nên cũng có thêm động lực để khích lệ chúng tôi và lũ trẻ học tập.
Dulichgo
Nghiêng nghiêng mái đầu, chăm chú nhìn theo từng động tác của nghệ nhân A Thăk, cậu bé A Luyến (10 tuổi) cho biết lúc nào em cũng phải dỏng tai lắng nghe vì chỉ mất tập trung một chút thôi là không thể hòa nhịp theo cả giàn chiêng.
Em mê tiếng cồng, tiếng chiêng từ nhỏ, mỗi lần thấy người lớn đánh cồng chiêng là trong lòng em lại rạo rực, nôn nao. Tuy nhiên, lúc trước còn nhỏ quá, chưa mang nổi cái chiêng nên chỉ đi xem mọi người đánh thôi, năm nay đủ lớn để học rồi, em thích lắm.
Không chỉ ở Đăk Long, vào những tối cuối tuần tại các xã Ngọc Réo, Đăk La, Đăk Hring, âm thanh của cồng chiêng cũng vang vọng ở nhiều thôn làng. Dưới mái nhà rông hay có khi chỉ là trước khoảng sân nhà của già làng, các nghệ nhân, những mái đầu bạc tận tuỵ chỉ bảo từ cách cầm dùi, nâng chiêng, đến cách di chuyển động tác cơ thể cho các em.
Những nghệ nhân đang dốc hết tâm huyết trao truyền những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng và cả đam mê về cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ trẻ. Dù chưa có những bài chiêng hoàn chỉnh, những vòng xoang trọn vẹn nhưng tất cả làm cho người xem thấy hào hứng, cuốn hút.
Chứng kiến những buổi tập của các em, chúng tôi cảm nhận được mạch nguồn văn hoá truyền thống đang ào ạt chảy từ thế hệ già sang thế hệ trẻ, một sự tiếp nối nhịp nhàng, tất yếu để cho tiếng cồng, tiếng chiêng được nối dài mãi.
Dulichgo
Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh được cồng chiêng, nên để đào tạo được một đội chiêng nhí, các nghệ nhân phải chọn lọc rất kỹ càng, qua nhiều vòng thấy em nào có khả năng mới truyền dạy.
Với đồng bào các dân tộc thiểu số, chỉ cần nghe văng vẳng đâu đó tiếng vọng ngân của chiêng cồng giữa núi rừng, họ sẽ biết ngay là nơi ấy, làng ấy đang diễn ra sự kiện gì, biết con người ấy đang có tâm trạng gì... Vì vậy, việc quan tâm nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo và tiêu biểu này là điều cần thiết.
Dulichgo
Thời gian 3 tháng hè, các em chưa thể nắm bắt hết được những kỹ năng, kỹ thuật của cồng chiêng, múa xoang. Tuy nhiên, việc mở lớp truyền dạy này có ý nghĩa quan trọng hơn là giúp cho thanh thiếu niên trên địa bàn huyện yêu thích và hình thành ý thức học hỏi để gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Theo Thuỳ Hương (Báo Kontum)
Du lịch, GO!
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.