(TH) - Điền Gia Dũng mình xin góp nhặt và đưa lên những thông tin này theo yêu cầu của bác Nguyễn Xuân Ba. Dữ liệu không nhiều nhưng mong cũng tạm gọi là thỏa ý bác - Trân trọng.

Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A, giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên Bà Bình Định. Chân đèo phía Bắc thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chân đèo phía Nam thuộc xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đèo nằm trên ngọn núi cũng có tên là Cù Mông, một phần của dãy Trường Sơn Nam, hay còn gọi là dãy Nam Sơn.

Thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngok Linh...

Nửa núi phía Bắc thuộc về địa giới huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, trên núi có trạm Bình Phú là một trạm dịch để liên lạc, thông tin, chạy giấy tờ giữa các địa phương; phía Tây có núi Nhuệ, núi Giả và Hùng Sơn, phía Đông có núi Hùng, phía Bắc có núi Qui. Núi đồi trùng điệp, địa thế rất hiểm yếu. Nằm chếch lên hướng Tây có núi Phú Cốc, còn có tên khác là núi Hổ có hình giống như con hổ nằm phủ phục.

Kế cận với Cù Mông, đáng chú ý hơn cả là núi Chóp Vung nằm ở phía Đông cao 676 mét, núi Ông Bai ở phía Nam cao 381 mét, núi Hòn Khô ở Tây Nam cao 806 mét. Gò Cà trên dãy Cù Mông có một ngôi miếu rất cổ xưa gọi là miếu Phò Giá  Đại Vương, trong miếu lại có ba ngôi tháp lớn đựng đầy xương khô.
Dulichgo
Tên xưa của Cù Mông chính là Cù Mãng. Mãng là con rắn thần, Cù là linh vật có đầu lân mình rồng. Đèo Cù Mông nằm gần biển. Tuy không dốc như đèo An Khê nhưng dài và quanh co khó đi. Ngày xưa nơi đây tiêu điều vắng vẻ, nước độc mà thiêng, cực chẳng đã lắm người dân Bình Định mới lên xuống. Từ Cù Mông trở xuống đến mé biển, núi tiếp nhau thành dãy. Nhưng từ Cù Mông trở ra, tuy sơn mạch vẫn liền, mà các ngọn núi thường đứng cách nhau dường không có mối liên hệ. Đỉnh núi lại không cao, tuy vậy thế vẫn hiểm.

Liên quan đến đèo Cù Mông, ca dao có câu:
Tiếng ai than khóc nỉ non?
Vợ chàng lính thú lên hòn Cù Mông.

Về tiếng khóc trên đèo Cù Mông, có nhiều  cách giải thích khác nhau. Có người cho rằng, đó là tiếng khóc của người vợ tiễn chồng đi lính trong thời chiến tranh Tây Sơn Nguyễn Ánh. Ý kiến khác lại cho rằng, đó là tiếng khóc tiễn chồng đi lính trong thời hậu Tây Sơn, tức thời Cảnh Thịnh, sau khi Nguyễn Ánh chiếm được thành Tây Sơn, bắt lính ra Bắc để đánh nhau với quân của Cảnh Thịnh.

Một truyền thuyết khác có vẻ như khá khách quan, không liên quan gì đến lịch sử cho rằng “tiếng khóc” xuất phát từ cuộc hành trình Nam tiến gian nan vất vả và nhiều nguy hiểm của lớp cư dân miền Bắc trên đừng vào Nam lập nghiệp. Thời bấy giờ, dãy Cù Mông cao và hiểm trở. Khi đoàn lưu dân đến bên này chân núi thì nhiều người trong đoàn đã kiệt sức, đặc biệt là phụ nữ. Đèo cao, dốc thẳm, suối sâu khiến nhiều người sợ hãi muốn quay trở lại nhưng không biết phải trở về đâu, đành nhắm mắt đưa chân tiến về phía trước. Một chiều nọ, đoàn người tiến sát đến ngọn núi dốc đứng, ngó lên “trật ót”, liền hạ trại, nấu cơm chiều. Ăn uống xong trời tối sầm. Chung quanh văng vẳng tiếng cọp gầm, vượn hú… thật thê lương.

Sau nhiều ngày hạ trại vừa nghỉ dưỡng sức vừa tìm kiếm con đường ngắn và thấp nhất để vượt qua núi hiểm, đoàn người lại tiếp tục bám lấy nhau trèo đèo, vượt dốc, nhưng hầu hết phụ nữ đều không thể vượt qua, một số phải bỏ mạng giữa núi rừng thâm u…

Những nấm mồ chôn cất vội vã không đủ ấm lòng người nằm xuống. Qua thời gian, mưa bão xói mòn lớp đất che phủ, xương cốt theo triền dốc trôi xuống các khe lũng dưới chân đèo. Hàng năm cứ đến mùa mưa bão, từ dưới khe sâu chân đèo vọng lên tiếng than khóc ai oán khiến khu vực này đã quạnh hiu vắng vẻ càng trở nên u tịch huyền bí hơn. Tiếng than khóc nương theo tiếng gió hú rít trên đỉnh càng bay xa, đến nỗi những người tiều phu không dám vào rừng như trước.
Dulichgo
Để cho các linh hồn được siêu thoát, người dân bên kia đèo (phần đất Bình Định) cho xây một am thờ nhỏ gọi là am cô hồn. Mỗi năm cứ vào dịp Rằm tháng Giêng và tháng Bảy, các nhà sư đến tụng niệm cúng chay. Dần dà lâu sau đó, có lẽ các linh hồn cô độc đã siêu thoát, nên không còn nghe thấy tiếng khóc bi thương như trước nữa. Ngôi miếu thờ này tồn tại khá lâu, nhưng mưa nắng thời gian và chiến tranh đã xóa dần vết tích, không còn nữa.

Tiếng khóc trên đèo Cù Mông

Núi Cù Mông nằm ở phía bắc huyện Đồng Xuân và huyện Sông Cầu. Nửa núi phía bắc thuộc về địa giới huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, trên núi có trạm Bình Phú là một trạm dịch để liên lạc, thông tin, chạy giấy tờ giữa các địa phương; Phía tây có núi Nhuệ, núi Giả và Hùng Sơn, phía đông có núi Hùng, phía bắc có núi Qui. Núi đồi trùng điệp, địa thế rất hiểm yếu. Nằm chếch lên hướng tây có núi Phú Cốc, còn có tên khác là núi Hổ có hình giống như con hổ nằm phủ phục.

Kế cận với Cù Mông, đáng chú ý hơn cả là núi Chóp Vung nằm ở phía đông cao 676 mét, núi Ông Bai ở phía nam cao 381 mét, núi Hòn Khô ở tây-nam cao 806 mét. Gò Cà trên dãy Cù Mông có một ngôi miếu rất cổ xưa gọi là miếu Phò Giá  Đại Vương, trong miếu lại có ba ngôi tháp lớn đựng đầy xương khô.

Truyền thuyết “tiếng khóc” dựa trên cuộc hành trình Nam tiến gian nan vất vả và nhiều nguy hiểm, được các cụ già ở Xuân Lộc (huyện Sông Cầu, Phú Yên) và Phú Tài (bên kia chân đèo Cù Mông thuộc địa phận Bình Định) kể lại như sau:

Thời bấy giờ, dãy Cù Mông cao và hiểm trở. Khi đoàn lưu dân đến bên này chân núi thì nhiều người trong đoàn đã kiệt sức (do cuộc hành trình quá dài), đặc biệt là phụ nữ. Đèo cao, dốc thẳm, suối sâu khiến nhiều người sợ hãi muốn quay trở lại nhưng không biết phải trở về đâu, đành nhắm mắt đưa chân tiến về phía trước. Một chiều nọ, đoàn người tiến sát đến ngọn núi dốc đứng, ngó lên “trật ót”, liền hạ trại, nấu cơm chiều. Ăn uống xong trời tối sầm. Chung quanh văng vẳng tiếng cọp gầm, vượn hú… thật thê lương. Sau nhiều ngày hạ trại vừa nghỉ dưỡng sức vừa tìm kiếm con đường ngắn và thấp nhất để vượt qua núi hiểm, đoàn người lại tiếp tục bám lấy nhau trèo đèo, vượt dốc, nhưng hầu hết phụ nữ đều không thể vượt qua, một số phải bỏ mạng giữa núi rừng thâm u…

Những nấm mồ chôn cất vội vã không đủ ấm lòng người nằm xuống. Qua thời gian, mưa bão xói mòn lớp đất che phủ, xương cốt theo triền dốc trôi xuống các khe lũng dưới chân đèo. Hàng năm cứ đến mùa mưa bão, từ dưới khe sâu chân đèo vọng lên tiếng than khóc ai oán khiến khu vực này đã quạnh hiu vắng vẻ càng trở nên u tịch huyền bí hơn. Tiếng than khóc nương theo tiếng gió hú rít trên đỉnh càng bay xa, đến nỗi những người tiều phu không dám vào rừng như trước.
Dulichgo
Để cho các linh hồn được siêu thoát, người dân bên kia đèo (phần đất Bình Định) cho xây một am thờ nhỏ gọi là am cô hồn. Mỗi năm cứ vào dịp Rằm tháng Giêng và tháng Bảy, các nhà sư đến tụng niệm cúng chay. Dần dà lâu sau đó, có lẽ các linh hồn cô độc đã siêu thoát, nên không còn nghe thấy tiếng khóc bi thương như trước nữa. Ngôi miếu thờ này tồn tại khá lâu, nhưng mưa nắng thời gian và chiến tranh đã xóa dần vết tích, không còn nữa

Như vậy với câu chuyện dân gian về “tiếng khóc” có hai chuyện được kể khác nhau về thời gian: Một là tiếng khóc trong thời điểm sau cuộc Nam tiến và một là trong cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và Chúa Nguyễn được ghi lại ở phần sau.
Vì là truyền thuyết, nên xin ghi lại ở đây như là những cứ liệu dân gian ở các thời kỳ khác nhau.

Truyền thuyết gò Cà và vực Linh Thiêng

< Gò Cà dưới chân đèo Cù Mông.

Gò Cà nằm ở phía nam dãy Cù Mông thuộc địa phận xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu. Từ trung tâm xã Xuân Lộc, đi về phía tây khoảng trên 2 cây số có một gò đất nổi cao nằm dưới chân núi là nơi xưa kia chôn cất các chiến sĩ tử nạn thời Nam tiến.

Tương truyền, khi vua Lê Thánh Tông mang đại quân vào phía nam mở mang bờ cõi, và sau này là Lương Văn Chánh, Văn Phong… trong các trận giao tranh lớn nhỏ, quân sĩ hai bên tử trận đều được chôn cất tử tế, đặc biệt với quân Đại Việt đều được an táng trên núi cao, tại Gò Cà. Tại đây, quan quân và nhân dân địa phương xây dựng một ngôi miếu gọi là miếu Phò Giá  Đại Vương để thờ các binh sĩ đã hy sinh trong chiến trận. Hàng năm đều cúng tế linh đình. Thời gian trôi qua cùng mưa nắng khiến cho ngôi miếu đổ nát, làm xói lở các ngôi mộ nghĩa quân, nên sau này quan quân đưa tất cả các bộ xương vào ba ngôi tháp lớn mà thờ. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh, khiến ngôi miếu và ba toà cổ tháp cũng không còn nữa. Hiện nay Gò Cà chỉ còn lại một bãi đất bằng phẳng, cỏ cây, bụi rậm mọc um tùm, ba ngôi tháp cổ chỉ còn phần đế móng. Có một truyền thuyết về ngôi miếu này như sau:

Những năm Tây Sơn chuẩn bị khởi binh, chiêu tập nông dân quanh vùng An Khê, Bình Đinh, Vân Canh, La Hiên… vào quân cơ, chia thành đội ngũ để luyện tập theo binh pháp trong nhiều năm ròng rã. Hễ chiều buông xuống, mặt trời lặn sau những dãy núi cao phía tây, hoàng hôn bắt đầu phủ một màn đen khắp cánh rừng đại ngàn thì có một đội binh thứ hai cũng khua gươm giáo luyện tập. Tiếng hò reo, binh khí chạm nhau vang tới doanh trại của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhiều đêm như vậy, bà liền bí mật đến nơi phát ra tiếng binh khí chạm nhau kia để xem xét và nhìn thấy trong bóng đêm mờ mờ, hàng hàng đội ngũ binh sĩ tiến lui nhịp nhàng theo tiếng trống trận, đến canh ba là chấm dứt, đội quân kia cũng biến mất.
Dulichgo
Bà lấy làm lạ, sai các phó tướng theo dõi nhiều đêm liền. Đến một đêm kia, đang mơ màng trong trướng, bỗng thấy có một người mặc chiến bào. Quỳ xuống trước trướng cúi lạy, thưa rằng: “chúng tôi là những chiến binh trước đây đã từng theo các ông Lương Văn Chánh, Văn Phong mở đất, nay thấy việc khởi binh của đại vương Tây Sơn là hợp ý trời, lòng dân nên thiên đình sai chúng tôi theo phò tá nghĩa quân Tây Sơn, dẹp giặc lộng hành Trương Phúc Loan và chúa Trịnh…”

Giật mình thức dậy, bà không thấy viên tướng kia đâu nữa. Sáng bà đem chuyện thưa với tướng quân Vũ Văn Nhậm. Cả hai liền mang câu chuyện huyền bí kia tâu lên ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Thấy đây là điềm báo ứng tốt đẹp, Nguyễn Nhạc bèn sai xây một ngôi miếu trên bãi Gò Cà gọi là Miếu Phò Giá  Đại Vương để thờ vong linh các nghĩa binh, phù trợ cho cuộc khởi binh thắng lợi.

Trong các trận đánh lớn nhỏ, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, đội hùng binh này luôn đi tiên phong và giúp nhà Tây Sơn phá tan giặc nhà Thanh, thu hồi giang sơn về một mối.

Phía bên dưới ngôi miếu Phò Giá Đại Vương có một vực rất sâu mà dân trong vùng gọi là vực Linh Thiêng. Hàng năm cứ vào ngày mùng 9 Tết thì dân làng đến cúng tế thần linh gọi là lễ cúng khai sơn. Lễ cúng thường là các chim thú săn được quanh vùng núi này. Người dân lập đàn, bày hương án và các lễ vật vái vong linh các tử sĩ trên ngôi miếu Phò Giá Đại Vương, bà Hậu Thổ, Thổ Địa, cùng các vị chư thần phù hộ cho mùa săn bắt hái lượm gieo hạt mới trong năm, sau đó thì tất cả chim thú dùng tế lễ đều được phóng sanh.

Suốt cả ngày mùng 9, tất cả dân đinh quanh vùng đều phải trai tịnh. Và đến giờ hoàng đạo ngày hôm sau mới có thể vào núi khai khẩn, sản xuất. Có nhiều người vì mưu sinh vì miếng ăn cho gia đình, không thể chờ lâu hơn, nên vào núi trước ngày mùng 9 Tết đều bị rơi xuống vực mà không thấy trở về.

Đối với địa danh Cù Mông, ngày nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian nhiều câu hò vè nói về sự nguy hiểm, gian nan khi phải vượt đèo này. Đó là một ngọn đèo nhiêu khê, cao ngất và hiểm trở nhất vào thời bấy giờ. Một trong những câu như vậy đã phản ánh khá rõ nét về những sinh hoạt của người thôn dân giữa hai bên đèo, là lời than oán của các chinh phụ trong thời kỳ mở đất, tranh chấp quyền lực giữa chúa Nguyễn với chúa Trịnh, hoặc giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Tiếng ai than khóc nỉ non
Như vợ chú lính trèo hòn Cù Mông
Công tôi mang quảy gánh gồng
Bước vội theo chồng bảy bị còn ba.

Một câu ca dao khác, nội dung như trên nhưng hai câu sau thay đổi chi tiết:

Tiếng ai than khóc nỉ non
Như đoàn lính thú trèo hòn Cù Mông
Xa xa thiếp đứng thiếp trông
Thấy đoàn lính thú hỏi chồng thiếp đâu?
Dulichgo
Căn cứ vào nội dung các câu ca dao trên, chúng ta có thể suy luận ra, ngoài công việc vận lương trong quân cơ cho binh sĩ khi chiến đấu còn có một hình thức vận lương khác, đó là khi đã bình định xong phần đất phía nam, có lẽ Lương Văn Chánh và những người kế tục sau này đều chia các binh đội thành những toán quân nhỏ để canh giữ những nơi xung yếu, vì vậy “vợ những chú lính” trấn thủ đó phải tiếp tế thêm lương thực cho chồng, nên tự tổ chức thành từng toán trèo hòn Cù Mông vào phía nam thăm chồng. Núi cao, đèo dốc, vực sâu khiến những bước chân yếu mềm của người phụ nữ càng gặp khó khăn gấp bội. Và đó là nguyên nhân của những tiếng khóc “nỉ non”?

Du lịch, GO! tổng hợp từ Cồ Việt Mobile, Báo Phú Yên và nhiều nguồn ảnh khác