(BĐN) - Trong cuộc sống của người M’nông, bên cạnh các món ăn truyền thống như: lá bép, đọt mây, cà đắng thì "khổ qua rừng" cũng được xem là một đặc sản có nguồn gốc từ rừng núi. "Khổ qua rừng" quả nhỏ, hình thon dài, vị đắng như khổ qua bình thường (một số vùng người M’nông, Ê đê còn gọi là mướp đắng rừng).

Thực chất, "khổ qua rừng" là dây cứt quạ, một giống thân thảo, gần như dây leo, có thân mảnh, phân nhánh nhiều. Quả hình elip và có loại hình bầu dục, thon hẹp ở gốc, khi còn non sống có màu xanh, dài 3 – 5 cm, có 10 sóng cạnh, hạt nhiều màu xanh thẫm hơi đen, khi chín dần chuyển từ màu xanh sang vàng rồi màu đỏ tươi. Quả chín có tính hơi độc nên hầu như không dùng đến…

< Quả được tách bỏ hạt và ngâm trong nước trước khi nấu.

Nhiều người thường nhầm lẫn loại cây này với loại dây cũng gọi là khổ qua rừng, hình quả có nhiều gai sần*, hầu như giống quả khổ qua ta nhưng quả nhỏ.
Dulichgo
Theo kinh nghiệm của người M’nông và y học cổ truyền, cây “khổ qua rừng” hầu như dùng được tất cả các bộ phận. Đọt non, lá và quả dùng để làm rau luộc, xào, nấu canh ăn tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Đây còn là dược liệu dùng để phòng, chữa một số bệnh như: trừ nhiệt, trị sốt, giải khát, tiêu độc, thoái ban, trừ đờm, cắt cơn ho…
Nước đun sôi quả và dây “khổ qua rừng” cũng rất bổ dưỡng, có vị hơi đắng. Dây, quả có tác dụng giải độc, giúp tiêu hóa thức ăn, đem lại cảm giác ngon miệng khi bị mệt, cảm sốt và bổ máu.

< Món ăn được nấu với tốc độ nhanh để quả khổ qua không chín quá, mất đi vị đặc trưng của nguyên liệu.

Quả “khổ qua rừng” vị đắng nhẫn nhưng sau khi ăn sẽ có vị ngọt trong miệng. Có nhiều cách chế biến món ăn từ loại cây này. Người M’nông thường hái đọt non của dây, quả còn xanh hay lá để luộc chấm muối ớt xanh. Đồng thời còn dùng những bộ phận này để nấu canh với thịt. Đặc biệt, quả “khổ qua rừng” khi hầm cùng xương heo là một món ăn ngon, tốt cho sức khỏe của các sản phụ sau sinh…
Dulichgo
Quả “khổ qua rừng” xào cá là món ăn phổ biến, hợp vị vừa để làm mồi nhậu đãi khách, vừa rất hợp dùng ăn cùng cơm mà người M’nông thường chế biến. Khi đánh bắt được nhiều cá, người M’nông sẽ sơ chế, bảo quản bằng cách ướp muối phơi khô, hoặc nướng sơ trên than hồng rồi phơi dưới nắng buổi sớm. Khi nấu món “khổ qua rừng” xào cá, người ta róc bỏ xương cá, chỉ lấy phần thịt.

Ngày nay, người M’nông thích dùng cá nục tươi hấp chín, nướng sơ trên than hồng rồi dùng phần thịt để nấu. Họ cho rằng phần thịt thơm thơm, mặn mặn mùi muối biển của cá nục rất hợp với vị đắng nhẵn từ quả “khổ qua rừng”. Đó như sự kết hợp hài hòa giữa núi và biển.
Dulichgo
Những quả ngon được chọn nấu vẫn còn màu xanh tươi, được loại bỏ hạt, sau nó ngâm nước có pha chút muối để loại bỏ bụi bẩn và vị hăng của quả. Món ăn phải nấu nhanh để quả "khổ qua rừng" không chín quá. Với món ăn này, người M’nông không nêm gia vị. Họ cho rằng để hương vị đặc trưng của hai nguyên liệu này kết hợp, hòa chung với nhau là ngon nhất.

Vào mùa mưa, khi loại cây này mọc và sinh sôi nhiều, người M’nông thường hái về phơi khô cả quả, dây, rễ. Họ để dành nấu nước uống như trà và làm thuốc với nhiều công dụng bổ ích.

Theo H’Mai (Báo Đắk Nông)
Du lịch, GO!

*Khổ qua rừng