(VNN) - Người dân Phú Lễ tự hào vì vẫn giữ được điệu hát sắc bùa độc đáo, nghề đan lát từ mây tre và nghề kháp (nấu) rượu với bài hồ men từ 36 vị thuốc quyện cùng nếp mùa Ba Tri.

Phú Lễ là một xã thuần nông, cách TP.HCM khoảng 200km với mênh mông trù phú đất đai. Tổ tiên của vùng đất này phần lớn là người miền Trung xuôi theo đường biển đến đây khai hoang lập nghiệp, mang theo nếp sống và nếp nhà đặc trưng: nhà trước, ruộng sau. Cây rơm, chuồng bò là tài sản quý của cả gia đình và trở thành hình ảnh đặc trưng mỗi khi nhắc đến Phú Lễ.

< Đình Phú Lễ có quy mô lớn và đẹp nhất của các đình làng quê ven biển Bến Tre. Đình nằm trong bóng mát của hàng trăm cây dầu cổ thụ càng tôn thêm dáng vẻ uy nghiêm, trầm mặc…
Dulichgo
Bên cạnh ngôi đình cổ Phú Lễ được xây dựng để tưởng nhớ các vị tiền nhân đã khai phá, khẩn hoang lập nghiệp, người dân Phú Lễ còn tự hào vì vẫn giữ được điệu hát sắc bùa độc đáo. Đây là nét văn hóa truyền thống trong ngày Tết cổ truyền, dùng để chúc phúc và xua đuổi những điều không may cho gia chủ.

< Nghề mây tre tại Phú Lễ.

Ngoài nghề đan đát từ mây tre, đến Phú Lễ không thể không nhắc đến nghề kháp (nấu) rượu với bài hồ men từ 36 vị thuốc quyện cùng nếp mùa Ba Tri - được mệnh danh là một trong những loại nếp ngon nhất Đồng bằng sông Cửu Long và nguồn nước mát lành từ Phú Lễ.

< Hồ men là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình kháp rượu Phú Lễ.

Nỗ lực gìn giữ vị rượu nguyên chất không thể thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hộ dân nấu rượu, chính quyền và các doanh nghiệp có ý thức giữ gìn nét truyền thống của làng nghề đang tưởng chừng mai một dần.
Dulichgo
Ông Trần Anh Thuy - một doanh nhân gắn liền với làng nghề nấu rượu Phú lễ lâu năm cho biết: “Chúng tôi lấy làm tự hào vì có thể giữ vai trò “người tiếp lửa” cho hoạt động gìn giữ bản sắc quê hương, cùng với chính quyền và người dân địa phương, đã giúp cho ngành nghề, giá trị truyền thống không bị thất truyền”.

Theo Ngọc Minh (Vietnamnet)
Du lịch, GO!