Làng Trù Sơn, còn gọi là làng Nồi, xưa thuộc Trù Ú, cách thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An 20km về phía Đông Nam. Khác với Phù Lãng hay Bát Tràng, người thợ gốm Trù Sơn, công cụ làm gốm cũng chỉ cần một cái bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng (gọi là khót) để tạo dáng và làm nhẵn.

Làng Trù Sơn, còn gọi là làng Nồi, xưa thuộc Trù Ú, cách thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An 20km về phía Đông Nam. Khác với Phù Lãng hay Bát Tràng, người thợ gốm Trù Sơn không để cả khối đất lên bàn xoay, mà dùng đất đã nhào nhuyễn vắt theo hình con chạch mà họ gọi là rói để ghép nối từng phần.

Tất cả các công cụ làm gốm cũng chỉ gồm một cái bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng (gọi là khót) để tạo dáng và làm nhẵn. Vật liệu dùng để nung gốm chỉ là lá cây, có khi là rơm rạ.

Người già ở làng thường kể nghề làm nồi có nguồn gốc từ Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ngày xưa, có người con gái ở nơi ấy về Trù Sơn làm dâu. Theo luật, nghề chỉ truyền cho con dâu chứ không truyền cho con gái. Nhưng bà mẹ của cô gái khi đến Trù Sơn thăm con, thấy cuộc sống vất vả khó nhọc quá, đành bí mật truyền lại cái nghề này.

Thực ra, không ai biết chính xác nghề này ở Trù Sơn từ thời nào, nhưng mọi người đều chắc chắn một điều rằng vì nghèo khó, vất vả mà có nó. Ở một nơi khí hậu khắc nghiệt, bốn bề chỉ có đất, người nông dân đã biết tìm cách tạo ra từ hòn đất những sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mình, sau đó mới nghĩ đến chuyện mang đi bán.
Dulichgo
Sản phẩm gốm Trù Sơn chủ yếu là nồi nhưng khá đa dạng. Có khoảng 30 loại nồi, từ nồi to nấu nước, nồi thường nấu cơm, nồi nhỏ kho thịt cá, đến nồi đình gánh nước, ủ giá đỗ, hông xôi, nấu rượu, rồi các loại chảo rang, siêu sắc thuốc…

Xưa kia còn có cả nồi to đựng hài cốt lúc cải táng, các loại ống nhổ, áo chai để cất rượu vang, bù đựng nước mát. Ngày nay, các nghệ nhân cũng đã mày mò tạo ra một vài loại sản phẩm mới như giỏ treo phong lan, ống đựng tiền tiết kiệm khá độc đáo…

Gốm ở Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ, không cầu kỳ, sặc sỡ, tuy nhẹ, mỏng, nhưng khá cứng. Để có được loại đất ưng ý về làm gốm, người Trù Sơn phải xuống Nghi Văn (Nghi Lộc) và lên tận Sơn Thành (Yên Thành), những nơi đó mới có loại đất sét có màu đỏ, dẻo và đẹp, thích hợp cho việc làm gốm.

Đất đã nhồi kỹ sẽ được người thợ cho lên bàn xoay để tạo ra những hình dáng thô sơ ban đầu của những chiếc nồi, chiếc siêu. Khi đã làm xong phần thô, những chiếc nồi sẽ được bàn tay khéo léo của người thợ gọt lại cho thật trơn và đem đi phơi nắng, sau đó sẽ được đưa vào lò nung. sau đó được gọt lại cho thật trơn và đem đi phơi nắng rồi mới đưa vào lò nung.
Dulichgo
Không giống với các sản phẩm gốm ở nơi khác, để có một sản phẩm gốm hoàn chỉnh phải qua quá trình đốt và nung lâu trong lò, sản phẩm gốm làng Trù lại được nung ngoài trời với vật liệu nung chính là bổi (lá gồi, lá cây dành dành, lá thông, lá bạch đàn...) vì những loại lá này có dầu nên khi đốt tạo cho màu gốm bóng và đẹp. Để có được mẻ gốm đạt chất lượng, quan trọng nhất vẫn là khâu đun gốm.

Một mẻ nung được khoảng 300 chiếc nồi đất. Khi xếp gốm vào lò, ban đầu người ta xếp ngửa, cái nhỏ nằm trong cái to. Nhưng sau khi đốt được chừng 15 - 20 phút, những người thợ gốm sẽ lấy 2 - 3 lớp gốm bên ngoài cùng xếp úp lại. Tiếp theo, phía ngoài người ta phủ một lớp rơm rạ tạo thành "vỏ lò" để giữ nhiệt.

Sau khi xếp vào trong một cái lò hình tam giác được xây bằng đá ong, gốm được đun bằng lá bổi, lá thông, bên ngoài được phủ một lớp rơm để giữ nhiệt. Sau khoảng 4 đến 5 tiếng đun liên tục, mẻ gốm sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, để cho gốm chín đều, người thợ phải biết cách "xem lửa" để biết thời điểm nào là cần phải dừng đun.

Từ giữa những năm thập niên 90 của thế kỷ XX trở về trước, hầu hết hộ gia đình nào trong xã Trù Sơn cũng làm nồi đất. Mặc dù là nghề phụ nhưng có thời điểm sản phẩm gốm đã mang lại thu nhập chính cho người dân xã Trù Sơn. Thế nhưng theo thời gian, do nhu cầu sử dụng gốm ngày càng ít đi nên số hộ duy trì nghề cứ rơi rụng dần.
Dulichgo
Hiện nay, Trù Sơn chỉ còn 300 hộ trong số 2.150 hộ dân trong toàn xã còn theo nghề, chủ yếu là chị em phụ nữ tranh thủ làm lúc nông nhàn để có thêm chút thu nhập.

Để tìm hướng đi cho việc bảo tồn nghề gốm cổ tại Trù Sơn, năm 2004, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Nghệ An và UBND huyện Đô Lương tổ chức Hội thảo tìm giải pháp phục hồi, duy trì và phát triển nghề làm gốm Trù Sơn. Năm 2007, Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề huyện Đô Lương phối hợp với Phòng Công thương đã xây dựng Đề án khôi phục các làng nghề, trong đó có làng gốm cổ Trù Sơn.

Theo Nguyễn Hải (Thế Giới Di Sản)
Du lịch, GO!