Mường Lống nằm trong thung lũng trên một đỉnh núi cao gần 1500m so với mực nước biển thuộc dãy Trường Sơn, gần biên giới với Lào.
Do nằm ở độ cao, quanh năm khí hậu luôn mát mẻ cho nên Mường Lống được ví như "một Đà Lạt giữa miền Trung nắng cháy" hay "một Sa Pa giữa miền Trung cát trắng". Các đỉnh núi nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, một ngày có đủ 4 kiểu thời tiết: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Tên gọi "Mường Lống" vốn ban đầu hiểu theo tiếng Thái là "Lống Tang", có nghĩa là "lạc đường", do xưa nơi đây nhiều rừng nên người dân dễ bị lạc.

< Những người phụ nữ hái mận, chuẩn bị cho buổi chợ sắp tới.
Dulichgo
Xã Mường Lống trước thuộc huyện Tương Dương. Năm 1966, sau khi thành lập huyện Kỳ Sơn từ một phần diện tích và dân số của huyện Tương Dương, xã Mường Lống thuộc huyện Kỳ Sơn. Năm 1977, xã Mường Lống sáp nhập thêm xã Mường Thù và vẫn giữ tên Mường Lống.

< Năm nay, dù chịu ảnh hưởng của đợt lạnh lịch sử, song mận Mường Lống vẫn hút khách hàng từ các nơi đổ về thu mua.

< Những chú ngựa sẵn sàng gùi mận xuống chợ.

Trước những năm 1990, Mường Lống được coi là thủ phủ của cây thuốc phiện. Mường Lống được coi là vùng đất trồng cây thuốc phiện tốt nhất, năng suất nhất ở Kỳ Sơn. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, tình trạng nhà nhà, người người trồng cây thuốc phiện đã được chính quyền địa phương dẹp bỏ và thay vào đó là mận tam hoa cùng một số loại cây ăn trái khác.

< Giá mận hiện nay được bán tại vườn là 10 ngàn đồng/1kg.
Dulichgo
Để đến được địa danh này, bắt đầu từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, men theo đường đất và những con đèo nhỏ, sau đó vượt qua "cổng trời" gọi là "cổng trời Mường Lống", bạn sẽ được chiêm ngưỡng thiên đường tại thời điểm hoa mận đang nở rộ.

< Mận được thương lái đến tận từng hộ dân thu mua.

Hiện đang độ thu hoạch mận ở Mường Lống, thương lái từ các miền đổ về đây thu mua mận khá tấp nập. Năm nay, mận Mường Lống chịu ảnh hưởng lớn của đợt rét lịch sử nên có vẻ như ít quả hơn. Tuy nhiên chất lượng vẫn không có gì thay đổi, mận Mường Lống vẫn mọng đỏ và ngọt giòn như các năm khác.

< Bà con dựng chòi bán mận cũng với các loại rau sạch của địa phương.
Dulichgo
Hiện nay Mường Lống, ngoài các hoạt động lễ hội thường niên của người Mông, xã còn nổi tiếng với lễ hội chọi bò.

Theo các cụ già trong xã kể lại thì văn hóa chọi bò của người Mông tại đây đã hình thành vào khoảng năm 1925 và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến nay. Bò được lựa chọn, mua với giá cao về nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận và đưa vào xới chọi trong bất cứ dịp lễ hội nào trong năm như ngày tết, ngày quốc khánh...

Du lịch, GO! tổng hợp, ảnh Báo Nghệ An

Mường Lống - Một Sapa giữa miền trung nắng gió
Ký sự Mường Lống