Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng từ năm 1915 và chính thức khánh thành vào đầu năm 1919. 

< Nằm ngay trung tâm thành phố, bảo tàng điêu khắc Chăm nổi bật với nước sơn vàng, kiểu dáng kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Pháp và  Chăm. Ngay ở sân trước, ban quản lý đã cho đặt những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, kích thích sự tò mò của du khách.

Thật ra, hơn 20 năm trước đó, người ta đã tập trung về địa điểm này nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Một bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX cho thấy địa điểm được chọn để tập trung các hiện vật là một gò đất có nhiều cây lớn, các mảng đài thờ, tượng đá được xếp đặt rải rác ngoài trời.

< Nhìn bên ngoài du khách dễ lầm tưởng không gian bảo tàng nhỏ, nhưng thật ra khá rộng, chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mâm và các tỉnh lân cận. Phía sau bảo tàng là gian nhà hai tầng mới xây, tầng một để trưng bày những cổ vật còn cất giữ trong kho. Tầng hai trưng bày tranh ảnh, tài liệu về kiến trúc Chăm và các nền văn hóa khác ở khu vực Đông Nam Á.

< Hiện nay bảo tàng lưu giữ hơn 2000 cổ vật nền văn hóa Chăm, trong số đó có khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được ban quản lý lưu giữ cẩn thận trong kho. Ba trong số 2000 cổ vật là bảo vật quốc gia  gồm Tượng Bồ Tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1 và Đài thờ Trà Kiệu.

Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX  được thực hiện bởi những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp ( L' École francais d' Éxtrême - Orient, viết tắt là EFEO) và những đồng nghiệp Việt Nam. Dulichgo

< Đài thờ Mỹ Sơn E1 là hiện vật tiêu biểu cho kiến trúc đài thờ của khu di tích Mỹ Sơn. Đây là đài thờ duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật và cảnh sinh hoạt cùng cảnh tượng thiên nhiên, động vật, là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh và xã hội của người Chăm cổ đại.

Từ đầu thế kỷ XX, một số hiện vật điêu khắc Chăm đã được chuyển đi Pháp, một số khác được chuyển ra Bảo tàng tại Hà Nội và Bảo tàng tại Sài Gòn, nhưng phần nhiều những tác phẩm tiêu biểu vẫn còn để lại tại Đà Nẵng.

< Nền văn hóa Chăm tôn thờ thần Mẹ xứ sở, vì vậy hình ảnh nữ thần và bộ ngực của phụ nữ được sử dụng nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm.

Ý tưởng về xây dựng ở Đà Nẵng một nhà bảo tàng cho các tác phẩm điêu khắc Chăm đã manh nha từ năm 1902 với một đề án của Khoa Khảo cổ của EFEO và tòa nhà đầu tiên của bảo tàng được chính thức hoàn thành 17 năm sau đó theo thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair. Dulichgo

< Hình ảnh các vị thần mang hình hài động vật, vị thần gắn với các nhân tố tự nhiên như nước, đất, lá, lửa… cũng được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm.

Quá trình xây dựng đề án và vận động để đề án được thực hiện có sự đóng g óp lớn của Henri Parmentier, chuyên gia khảo cổ của EFEO và là một trong những người đầu tiên có đóng góp quan trọng trong việc sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa Chăm. Toàn bộ toà nhà và phong cách kiến trúc ban đầu của bảo tàng vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay mặc dầu đã trải qua hai lần mở rộng quan trọng.

< Những bức tượng điêu khắc Chăm chủ yếu được làm bằng chất liệu đá sa cát, những hoa văn vô cùng tinh xảo, độc đáo cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc Chăm thời bấy giờ. Ngoài ra các chất liệu đất nung và đồng cũng được sử dụng rộng rãi.

< Nền văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng bởi Phật Giáo của Ấn Độ. Bức tượng Bồ Tát Taza (dịch thành Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu) được làm bằng đồng này là một minh chứng. Đây là một trong những bảo vật quốc gia, một kỉ vật vô giá mà bảo tàng đang trưng bày.

Ngày 02 tháng 7  năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 5070/QĐ-UBND về việc thành lập Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, là một đơn vị độc lập với Bảo tàng Đà Nẵng, trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng.

< Đài thờ đức Phật, các vị Bồ Tát và đệ tử cũng là minh chứng cho sự phát triển và tầm quan trọng của Phật Giáo trong văn hóa Chăm.

< Nhìn vào lượng khách có mặt có thể dễ nhận ra, bảo tàng Chăm không nhận được nhiều sự quan tâm của du khách Việt, nhưng lại rất dấp dẫn khách nước ngoài. Khách người Việt tới thăm bảo tàng chủ yếu là sinh viên và học sinh đi theo chương trình của nhà trường.

< Đến bảo tàng điêu khắc Chăm bạn sẽ như đi lạc vào quá khứ huy hoàng, sống động của dân tộc Chăm, với những đền thờ nguy nga, tráng lệ - là sự giao thoa giữa nghệ thuật đỉnh cao và thế giới tâm linh huyền bí.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm là nơi lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, bảo tàng điêu khắc Chăm là điểm du lịch được nhiều người ghé thăm khi tới Đà Nẵng.

Theo Chammuseum.danang, Trần Việt Anh (Vnexpress)
Du lịch, GO!