Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng. Đền Bà Đế là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.

Ðền thờ bà Đế - vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”.

Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”. Đền Bà Đế thờ vợ chúa Trịnh Giang.

Tích xưa kể lại rằng:

Những năm 1700, ở phía Đông-Nam vụng Ngọc-Đồ Sơn có đôi vợ chồng họ Đào lấy nhau hơn 20 năm nhưng vẫn chưa có con nên đã cầu xin trời phật cho một mụn con. Điều ước nguyện đã linh ứng, người vợ mang thai và hạ sinh một cô con gái có tỏa mùi thơm ngát. Nhà họ Đào rất vui mừng, tạ ơn trời phật và đặt tên con là Đào Thị Hương.

Lớn lên Hương xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng. Và nàng được trời phú cho giọng hát thật hay cao vút, vang như tiếng ngọc. Đến 1836, Chúa Trịnh Doanh về kinh lý ở vùng biển Đồ Sơn, qua vụng Ngọc, chúa vô tình nghe được tiếng hát trong lảnh của người con gái chân quê và đã truyền lệnh tìm người có tiếng hát đó. Khi gặp, với nhan sắc của Hương đã làm chúa đắm đuối, say mê. Hai người quyến luyến bên nhau suốt cả ngày không rời xa. Khi Chúa về kinh có hẹn với nàng chờ ít ngày, Chúa sẽ đem thuyền hoa đến rước nàng. Nàng mang giọt máu của Chúa trong mình, trong lòng rất sợ tục lệ.

Khi hàng Tổng biết chuyện, đã bắt cha mẹ nàng phạt vạ. Nhà nghèo lấy đâu ra tiền, chúng liền trói nàng dìm xuống biển. Nàng kêu khóc vật vã và chắp tay than với trời rằng: “ Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nghĩa cha mẹ, họ hàng tôi đâu dám quên. Xin Trời Phật chứng giám cho lòng con.

Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, Trời Phật cho nổi lên ba lần, họ hàng hãy cho con được sống. Nếu con dối trá, thân này sẽ chìm xuống để làm gương cho đời”.

Quả nhiên, khi bị dìm xuống biển, nàng nổi lên ba lần. Mọi người đều thất kinh vì lời khấn của nàng. Khi Chúa mang thuyền rồng đến đón nàng mới biết nàng đã thác oan. Biết chuyện, nhà vua cho lập đàn giải oan và truyền lệnh cho hàng Tổng lập Đền thờ. Với sự linh thiêng của Đền đã làm cho bọn cướp và bọn hào lý không dám nhũng nhiều dân lành.

Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Đông Nhạc Đế Bà – Trịnh Chúa Phu Nhân. Người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng hiếu chung của bà đã để lại nhiều bút tích ngợi ca trong đền: Đế Sơn Hà – Mỹ Tai Linh, Người đẹp quá nên gặp tai họa…

Như bao đình chùa, miếu mạo ở nước ta thường được hình thành bắt nguồn từ một sự tích. Tương truyền vào năm 1718, ở phía đông nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào, đã hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con. Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai.

Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy.

Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe.
Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà.
Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển.

Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: "Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần".

Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà về kinh. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân.
Người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của bà. Nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi:

"Lòng sáng như băng trời đất biết
Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này"

Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trẩy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.

Khách đến Đền thờ Bà ngày càng đông. Trong ngan ngát trầm hoa, thoang thoảng đâu đây như mùi hương của nàng, cả giọng hát dịu êm hoà trong tiến sóng rì rầm của biển Đồ Sơn, thêm mến yêu một vùng quê đất Việt, đến đây còn để chia sẻ và đồng cảm với thân phận một người con gái xinh đẹp hiền thảo, thuỷ chung mà phải chịu niềm bất hạnh…

Theo Thanglong tour
Du lịch, GO!