(Vnexpress) - Từ lâu, làng Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được mệnh danh là làng Hollywood, làng điện ảnh. Các bộ phim 'Đất và người', 'Gió làng Kình', 'Ma làng', 'Lời nguyền huyết ngải'... đều lấy bối cảnh ở đây.

Trong ngạn ngữ về đất Thăng Long Hà Nội có câu "Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót", hay "Mỗ, La, Canh, Cót - tứ danh hương" để nói về cảnh đẹp và truyền thống văn hóa của làng Tây Mỗ (xã Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Đây vốn là một làng ngoại thành Hà Nội gồm 6 thôn có những ngõ nhỏ ngoằn nghèo, những nhà thờ họ, bến nước, sân đình rêu phong và bình dị. Hơn 20 năm nay, Tây Mỗ trở thành bối cảnh chính cho các bộ phim về đề tài nông thôn. Cổng làng tuy có nhiều thay đổi nhưng qua các góc quay vẫn hiện lên làng quê bình dị.

< Con đường đi qua chùa Tây Mỗ là nơi được các đạo diễn đưa lên phim nhiều nhất. Trước kia, đây là con đường gạch, với rặng tre um tùm.

Ngoài ra: hai làng nhỏ bên dòng sông Cà Lồ thơ mộng là Thụy Hương và Hương Gia cũng được rất nhiều đoàn làm phim tìm đến khi cần quay cảnh nông thôn Bắc bộ cổ xưa. Thụy Hương và Hương Gia đều nằm ở địa phận xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

< Con đường đi qua chùa Tây Mỗ là nơi được các đạo diễn đưa lên phim nhiều nhất. Trước kia, đây là con đường gạch, với rặng tre um tùm.

< Ngôi nhà cổ của dòng họ Nghiêm Xuân góp mặt trong hàng trăm bộ phim. Năm 2001, nhà từ đường 8 mái của dòng họ lần đầu tiên được đưa lên bộ phim 'Bác Cả - người sung sướng'. Điểm đặc biệt của nhà thờ tự không chỉ ở kiến trúc 8 mái, mà bên trong có bức thiều châu dát vàng, hai bia đá chữ Hán Nôm lưu danh người đỗ đạt của dòng họ, và rất nhiều binh khí cổ.

< Đối diện nhà từ đường là ngôi nhà ở 5 gian. Chính ngôi nhà này đã được sử dụng làm bối cảnh chính cho bộ phim 'Lời nguyền huyết ngải'.

Người đầu tiên phát hiện ra hai làng này là đạo diễn Đặng Nhật Minh khi ông làm phim Thương nhớ đồng quê. Vẻ đẹp đồng quê cổ xưa trong truyện Nguyễn Huy Thiệp khiến đạo diễn phải bận tâm chọn hình mẫu trong thực tiễn, và sau nhiều ngày tìm kiếm ông hài lòng dừng lại ở làng Thụy Hương và Hương Gia (liền kề) để bấm máy.

< Khuôn viên ngôi nhà dòng họ Nghiêm Xuân cũng lên rất nhiều bộ phim khác như 'Đám cưới giả to nhất làng', 'Ma làng', 'Khi đàn chim trở về', 'Đất và người', 'Vị tướng tình báo và hai bà vợ', 'Làng ven đô', 'Gió làng Kình'...

< Một ngôi nhà cổ khác thuộc dòng họ Nghiêm đã xuống cấp, nhưng vẫn được lưu giữ. Nhịp sống dường như chậm lại trong những ngôi nhà này.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã đưa nhiều cảnh đậm hồn làng quê vào phim, trong đó nhiều đoạn được quay tại nhà ông Nguyễn Xuân Vĩnh ở Hương Gia. Đó là một khu nhà trên trăm tuổi, dựng bên dòng sông Cà Lồ đầu thôn, có kiến trúc còn giữ nguyên nét Việt xưa với những mảng tường gạch non bong lở, rêu phủ xanh đen.

< Những ngôi nhà cổ ở Tây Mỗ thường có bể nước được chạm trổ hoa văn. Bể nước, chum vại cũ, bờ tường rêu phong này là cảnh hay được lên phim.

< Chiếc cổng cổ kính và cây khế ngọt nhiều năm tuổi.

Trong khi nhiều làng quê ở đồng bằng Bắc bộ đang biến dạng với nhà hộp, nhà cao tầng thi nhau mọc lên thì Tây Mỗ, Thuỵ Hương và Hương Gia vẫn còn giữ được nét đặc trưng làng quê thuần Việt: những con đường đất gồ ghề chạy giữa làng, quanh bìa làng; những đường dong (ngõ xóm) lát gạch lục đổ rêu; những ngôi nhà cấp bốn tuềnh toàng, cũ kỹ để lộ từng mảng tường xây gạch lục, vôi mạch lở xói; bên đình làng thâm nghiêm là những ao bèo vuông vắn, lũy tre rậm rạp soi bóng bên sông Cà Lồ, cánh đồng lúa vàng trải rộng...

< Ngôi nhà thờ tự của dòng họ Trần Đăng lớn nhất làng, đã có hơn 100 năm. Các bộ phim có cảnh quay nhà thờ họ, gia đình có truyền thống hiếu học hay được thực hiện ở đây.

< Ngoài nhà thờ họ, còn có khu sân vườn, ao cá rộng hàng nghìn m2.

< Bể nước với cây hoa hải đường hơn 100 năm.

Chất quê thứ thiệt còn được thấy qua những cảnh sinh hoạt thường ngày như: những cụ già lưng còng áo thâm đứng phơi rơm rạ, sàng sảy thóc ngay ngõ gạch; từng đàn trâu bò kéo xe chở lúa về làng, trẻ nhỏ dắt trâu ra đồng chăn thả, những cô gái vớt bèo nuôi lợn...

Nhiều đạo diễn đã đưa trực tiếp những cảnh thật ấy vào phim. Và dù có đóng (sắp đặt) phim thì việc huy động con người và sử dụng cảnh trí ấy để làm nền, nhất là huy động đạo cụ, phục trang như cuốc xẻng, cày bừa, rơm rạ, áo quan... ở đây cũng rất tiện.

Theo Vnexpress
Du lịch, GO!