m thực Huế rất đặc sắc và tinh tế. Nếu đến vùng đất này, bạn không tìm hiểu và thưởng thức những món rất Huế thì là một thiếu sót lớn. Nhưng ngoài bún bò, cơm hến, bánh bèo, bánh nậm… đã rất nhiều người biết đến, thì bạn nên tìm hiểu và thưởng thức gì khác?

1. Nem lụi Huế

Nếu bạn từng một lần đến Huế, từng say mê với các món dân dã  như bánh bèo, bánh bột lọc thì nhất định bạn không thể bỏ qua món nem lụi – một trong những đặc sản lâu đời của xứ Thần Kinh.

Thông thường, người ta ăn kèm nem lụi với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… tùy theo khẩu vị mỗi người. Bày nem lụi ra đĩa, bạn sẽ thấy một món ăn đủ màu sắc: màu vàng ươm của miếng thịt đã được nướng, màu xanh của rau, màu nâu của nước chấm, và thêm chút đỏ tươi của vài miếng ớt thái nhuyễn.

2. Sò huyết Lăng Cô

Sò huyết Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) được giới sành ăn đánh giá “không thua gì” sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên). Tại vùng biển này, sò huyết được chế biến nhiều món làm nức lòng du khách. Trong đó, gỏi sò huyết là món ăn hàng đầu.

Sò huyết Lăng Cô rất to, thịt rất ngọt. Dịch vụ du lịch phát triển cùng với sự xuất hiện của các đầu bếp chuyên nghiệp đã “biến” các món chế biến từ sò huyết truyền thống thành hàng loạt các món ăn, bổ sung vào danh mục đặc sản phục vụ du khách. Món gỏi sò huyết khá phổ biến trong thực đơn các nhà hàng. Gỏi nhâm nhi với bia rượu hoặc thưởng thức để bồi bổ cơ thể đều rất tuyệt vời.
Người Huế rất ưa sử dụng gừng, xả trong thức ăn nên món gỏi sò huyết cũng được bổ sung hai thứ gia vị này.

3. Chè lục tàu xá

Lục tàu xá hay còn gọi là lục đậu sa có nghĩa là đậu xanh đã nát nhuyễn. Đây là một trong những món ăn của người Hoa Kiều. Vài trăm năm trước đây, khi đến vùng đất kinh kỳ lập nghiệp, họ đã đem theo công thức nấu chè từ quê cha đất tổ mang đến và tạo nên cho Huế sự phong phú, một nét rất riêng tại Việt Nam.

Ngày nay, chè lục tàu xá không chỉ hiện diện trong các gia đình người Hoa mà đã có mặt khắp nơi. Nếu có dịp đến thăm các ngôi chùa của xứ Huế vào ngày rằm, bạn sẽ được các ni sư mời ăn món chè lạ miệng này.

4. Cơm muối Huế

Đó không phải là cách nói tế nhị, nhún nhường truyền thống của người Việt, mỗi khi gia chủ bày tiệc khoản đãi khách quý. Món ăn rõ ràng chỉ có cơm và muối, song cơm phải được nấu cầu kỳ từ gạo thơm, còn muối thì được chế biến bằng đủ cách: rang, kho, om, chiên, trộn... là bữa tiệc cơm muối do các nghệ nhân tài hoa ở Huế thực hiện.

Cơm là cơm gạo tẻ, loại gạo thơm như gạo Nàng thơm, Nàng Hương bây giờ. Gạo giã làm sao còn nguyên vỏ lụa, không sứt, vỡ (gạo lứt). Cơm nấu trong niêu đất nhỏ, bảo đảm hạt gạo chín nhưng không nứt nở, cơm rất khô mà không sống!

Tùy theo công thức pha và cách chế biến mà có các món muối khác nhau, món nào ra món đó, có mầu sắc, mùi vị riêng không hề trùng lẫn. Nhìn mâm cơm với các món muối khi mới dọn ra ta có cảm giác đó là một mâm hoa: Muối trắng, muối ớt đỏ, muối riềng vàng, muối khế, muối sả xanh, muối tiêu, muối mè (vừng) mầu huyền, muối bạc, muối ruốc, muối sườn mầu nâu bóng... thật thích mắt.

Ăn tiệc cơm muối bao giờ cũng bị đặc điểm món ăn, chén bát, mâm bàn... buộc phải giữ phong thái lịch sự, thư thái, nho nhã và vô cùng đài các.

6. Bánh khoái

Đến với Huế mà chưa thưởng thức "bánh khoái" bị coi như còn thiếu sót. Bánh khoái đổ bằng bột gạo, trộn với bột nghệ, trứng gà, nước và các gia vị mắm muối đánh cho thật mịn, thật sánh. Nguyên liệu phụ của bánh khoái là giá đỗ, giò sống và tôm. Bánh khoái ăn với rau sống gồm vả, chuối chát, khế thái lát và nước lèo.

7. Bún giấm nuốc

Nguyên liệu gồm nuốc chân màu xanh nước biển, tôm rằn, cua gạch, cá thệ nấu canh với thơm, bắp chuối sứ, rau thơm, bánh tráng gạo, đậu phộng rang vàng tách đôi, ruốc loại ngon hòa một ít nước nóng, vả, chuối chát thái mỏng, xà lách.

Khi ăn, bạn nhớ bóp bánh tráng, cùng vài lát chuối chát, vả và một ít đậu phộng trên mặt, kèm theo đó là chén nước mắm, vài trái ớt xanh, chén ruốc để chiều người thích mặn mà hơn.

Một số địa chỉ để bạn tham khảo:

-  Quán Hàng Me ở 12 Võ thị Sáu: các loại bánh như bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ít, chả tôm, nem chua...
- 2. Biệt phủ Thảo Nhi - Thôn Cư Chánh 1, Xã Thuy Bang, Huyện Hương Thủy - Thừa Thiên Huế: có bánh tráng phơi sương, vả trộn, rau càng cua trộn, cơm niêu cá kho tộ... khá ngon.
-  Chè Hẻm ở 26 đường Hùng Vương: Ở đây bạn được thưởng thức rất nhiều loại chè đặc biệt của Huế.
- Quán Lạc Thiện nằm ngoài cửa Thượng T: rất nổi tiếng về bánh Khoái.
- Cồn Hến, đường Hàn Mạc Tử có cơm hến rất ngon và nổi tiếng.

Một số điều cần chú ý khi đi Huế:

- Khách sạn ở Huế rất nhiều, chất lượng rất khác nhau. Bạn nên tham khảo và đặt trước.
- Tp. Huế khá nhỏ, nên các phố san sát nhau, đi lại dễ dàng. Nhưng chú ý đi xích lô ở Huế có giá cao hơn taxi. Bạn nên tìm hiểu dịch vụ cho thuê xe máy hoặc tìm một người xe ôm để đưa đến các điển bạn cần trong suốt chuyến đi.
- Đi bộ dạo phố vào buổi chiều tối tại Huế bên bờ sông Hương, ngắm cầu Trường Tiền là một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên bạn nên tìm cách trả lời cánh xích lô và xe ôm vì biết là khách du lịch thì họ hay “làm phiền” khi bạn đi dạo bộ

- Đi nghe Ca Huế trên sông Hương vào đêm bằng thuyền là một trải nghiệm thú vi. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng Cầu Trường tiền “đổi màu” trong đêm. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến việc trên bàn có hoa để để tặng ca sỹ, nếu các bạn dùng chúng, nhà Thuyền sẽ tính tiền.
- Nên ăn hết các đồ ăn đặc sản tại Huế vì chúng rất đặc trưng, ngon, khác hoàn toàn với các vùng miền khác, có cùng món ăn Huế.
- Lăng tẩm ở Huế thường rất rộng, phải đi bộ nhiều. Vào lúc thời tiết rất nóng bạn sẽ rất mệt. Chính vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ để sắp xếp lịch trình.

Du lịch, GO! - Theo Hoài An (Proguide.vn)

Ăn món Huế với người Huế
Đến Huế ăn hàng