Trong số những báu vật bị lãng quên sườn Tây Yên Tử có Ngọa Vân am, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm về cõi niết bàn.

Con đường mòn này từ lâu chẳng có ai đi và gần như mất dấu. Sau nhiều lần bị lạc, 10h tối, chúng tôi quyết định ngủ lại trong rừng sâu để sáng lại tiếp tục lên đường, cuối cùng chúng tôi cũng lên được am Ngọa Vân.

Bên sườn núi, còn có một ngôi nhà bỏ hoang. Đây là chỗ trú qua đêm cho những du khách muốn khám phá những điều kì bí chốn rừng sâu này. Ngôi nhà nhìn ra sườn núi, vẻ đẹp yên tĩnh thanh bình khiến ai cũng xao xuyến.

Để đến am Ngọa Vân, con đường thú vị là đi qua dốc Đô Kiệu, theo lối Thông Đàn. Xuất phát từ Hà Nội, bạn hãy đến làng Trại Lốc (Đông Triều - Quảng Ninh).

Đoạn đường trước khi đến dốc Đô Kiệu không quá khó đi vì phần lớn là đi theo lối mòn nhưng con dốc Đô Kiều thì dựng đứng, không có bậc.

< Ngôi nhà hết sức lên thơ của vợ chồng ông lão chăn bò gần bãi đá Chồng.

Tương truyền xưa kia kiệu của vua Trần khi đi theo lối này, đến đây cũng phải dừng lại, vì vậy tên khởi thủy của nó là Đỗ Kiệu.

Gần tới Ngọa Vân là chặng đẹp nhất. Trúc bạt ngàn ken thành một đường vòm dài thăm thẳm, ngẩng lên không thấy ánh ngày đâu.

Ngọa Vân có vẻ giống mảnh vườn sơn cước hơn là một chốn tu hành. Ở đây, cái gì cũng nhỏ. Chùa nhỏ, bệ đá, đài sen nhỏ, am tháp và cả con voi đá duy nhất còn lại cũng đều bé nhỏ.

Bên trong là bệ thờ được làm bằng một phiến đá nguyên khối dài hơn hai mét, trên đó đặt pho tượng một nhà tu hành nằm nghiêng, tay chống thái dương trong tư thế nhiếp định. Đây chính là Điều ngự Trần Nhân Tông – vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm.

Sử cũ chép: Tháng 7/1299, Trần Nhân Tông truyền lại ngôi báu, lên núi Yên Tử xuất gia. Nhà vua chọn Ngọa Vân làm nơi ẩn cư. Ngọa Vân không có những công trình đẹp tỉ mỉ khiến chúng ta thán phục, không rộng lớn, kì vĩ mà thực sự là chốn tu hành, thiền định, dành cho những ai muốn tìm lại bản ngã của mình.

Am Ngọa Vân chùa Hồ Thiên & một chuyến du lịch cuối năm.

Du lịch, GO! - Theo Xzone