Mã Pì Lèng, dịch ra nghĩa đen là sống mũi ngựa. Dịch ý, thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. 

< Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc.

Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, ta đã làm con đường mang tên Hạnh Phúc nối Hà Giang với 2 huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng Văn - 2 huyện cheo leo nơi cực Bắc tổ quốc.

Để làm con đường này, đã có hàng chục ngàn nhân công từ các tỉnh khắp miền Bắc. Riêng đoạn Mã Pì Lèng, do quá hiểm trở, nên khi đục từng cm đá để đặt nửa bàn chân vào tìm chỗ đứng, mỗi ngày có vài chục dân công được làm lễ truy điệu sống rồi treo mình trên dây thừng dòng từ cây cổ thụ xuống.

< Những "quả" núi đá mang hình thù kỳ dị và giá trị trưng bày địa chất lộ thiên hiếm có ở châu Á.

Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế là hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á.

< Đường Hạnh Phúc cheo leo trên vách đá và sườn núi dốc đứng.

< Cung đường đỉnh đèo Mã Pì Lèng.

< Vực sông Nho Quế là hẻm vực sâu nhất khu vực Đông Nam Á. Muốn đi trekking từ đường đèo đến mặt nước, phải mất nửa ngày...

Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay.

< Núi đá hùng vĩ ở Mã Pì Lèng trong công viên địa chất là nguồn cảm hứng lớn lao, nguồn tài nguyên vô tận cho những người hứng thú tham quan, nghiên cứu khoa học.

< Nét huyền bí, nguyên sơ trên ngọn núi cao nguyên đá…

< Nơi đây nhiều năm trước từng khô khát triền miên, nay đã xuất hiện những hồ treo do Thủ tướng Chính phủ tặng đồng bào. Nguồn nước quý giá này được bảo vệ cẩn thận để người dân sử dụng làm nước ăn hàng ngày.

< Thiếu nữ Mông trắng sải bước trên con đường Hạnh Phúc qua Mã Pì Lèng. Con đường được dựng xây bằng máu và mồ hôi của hàng vạn nhân công những năm kháng chiến - kiến quốc.

< Bản làng người Mông vững chãi sinh tồn trên cao nguyên đá, nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc.

Hiện nay, Mã Pì Lèng là một điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn (thuộc tỉnh Hà Giang, được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010). Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.

Xin giới thiệu cảnh quan Mã Pì Lèng qua một góc nhìn...

Du lịch, GO! - Theo báo Hà Giang

Thông tin về đèo Mã Pí Lèng rất nhiều trong Dulichgo, bạn hãy dùng phần search tra cứu thêm.