Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000km².
Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Nam là 135 hải lý, đến Cù Lao Ré tỉnh Quảng Ngãi 123 hải lý. Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10km², đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5km². Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.
Hoàng Sa nằm trong vùng “xích đạo từ” có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh sống.
Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa gồm 2 cụm đảo chính là cụm Lưỡi Liềm ở phía Tây và cụm An Vĩnh ở phía Đông.
1. Cụm Lưỡi Liềm: Có hình cánh cung hay lưỡi liềm nằm về phía Tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, gồm 08 đảo chính là Đá Bắc, Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ánh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn và các bãi ngầm, mõm đá.
- Đảo Đá Bắc có tọa độ địa lý 17006,0 vĩ độ Bắc và 111030,8 kinh độ Đông.
- Đảo Hoàng Sa nằm ở tọa độ 16032,0 vĩ độ Bắc và 111036,7 kinh độ Đông, có hình bầu dục, độ cao 9m, diện tích 0,5km², dài khoảng 950m rộng khoảng 650m, có vòng san hô bao quanh. Tuy không phải là đảo lớn nhất nhưng Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Trên đảo Hoàng Sa từng có bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Francaise – Emfire d’ Annam(Cộng hòa Pháp – Vương triều An Nam – Quần đỏa Hoàng Sa). Ngoài ra trên đảo còn có Miếu Bà, một số ngôi mộ của binh lính triều Nguyễn ra canh giữ đảo bị chết tại đây.
- Đảo Hữu Nhật mang tên Đội trưởng của một số suất đội Thủy quân triều Nguyễn được vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền của Việt Nam. Đảo Hữu Nhật nằm về phía Nam và cách Hoàng Sa 3 hải lý, ở tọa độ 16030,3 vĩ độ Bắc và 111035,3 kinh độ Đông, dáng đảo hình tròn, đường kính 800m, độ cao 8m, diện tích 0,6km², có vòng đai san hô bao ngoài, giữa là vùng biển lặng.
- Đảo Duy Mộng nằm về phía Đông Nam đảo Hữu Nhật và phía Đông Bắc đảo Quang Hòa, ở tọa độ 16027,6 vĩ độ Bắc và 111044,4 kinh độ Đông, do san hô cấu tạo thành, bãi san hô nằm xa đảo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng 4m, có hình bầu dục, diện tích 0,5km².
- Đảo Quang Hòa ở tọa độ 16026,9 vĩ độ Bắc và 111042,7 kinh độ Đông, do san hô cấu thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm diện tích gần 0,5km², trên đảo có nhiều cây cối, xung quanh đảo là một bãi san hô màu vàng nhạt, nhô ra rất xa đảo, nối với một số đảo nhỏ khác thành đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây.
- Đảo Quang Ánh mang tên nhân vật lịch sử Phạm Quang Ánh – Đội trưởng đội Hoàng Sa thời Nguyễn, theo lệnh vua Gia Long ra Hoàng Sa thu hồi hải vật.
Đảo nằm ở tọa độ 16027,0 vĩ độ Bắc và 111030,8 kinh độ Đông do san hô cấu tạo thành, độ cao 6m. Chung quanh đảo là bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể thả neo gần đảo mà phải thả neo ở ngoài khơi, muốn vào đảo phải sử dụng thuyền nhỏ. Đảo có hình bầu dục, diện tích khoảng 0,7km²
- Đảo Bạch Quy nằm ở tọa độ 16003,5 vĩ độ Bắc và 111046,9 kinh độ Đông, đây là đảo có độ cao 15m, cao nhất trên quần đảo Hoàng sa.
- Đảo Tri Tôn nằm ở tọa độ 15047,2 vĩ độ Bắc và 111011,8 độ kinh Đông, nằm gần bờ biển Việt Nam nhất, có nhiều hải sâm, ba ba. San hô ở đây phát triển mạnh và đa dạng.
Ngoài ra, ở cụm Lưỡi Liềm còn có một số đảo nhỏ, mõm đá và bãi đá như sau:
- Đảo Ốc Hoa có tọa độ địa lý 16034,0 vĩ độ Bắc và 111040,0 kinh độ Đông;
- Đảo Ba Ba có tọa độ địa lý 16033,8 vĩ độ Bắc và 111041,5 kinh độ Đông;
- Đảo Lưỡi Liềm có tọa độ địa lý 16030,5 vĩ độ Bắc và 111046,2 kinh độ Đông;
- Đảo Hải Sâm có tọa độ địa lý 16028,0 vĩ độ Bắc và 111035,5 kinh độ Đông;
- Đá Lồi có tọa độ địa lý 16015,0 vĩ độ Bắc và 111041,0 kinh độ Đông;
- Đá Chim Én có tọa độ địa lý 16020,8 vĩ độ Bắc và 112002,6 kinh độ Đông;
- Bãi Xà Cừ có tọa độ địa lý 16034,9 vĩ độ Bắc và 111042,9 kinh độ Đông;
- Bãi Ngự Bình có tọa độ địa lý 16027,5 vĩ độ Bắc và 111039,0 kinh độ Đông;
- Bãi ngầm Ốc Tai voi có tọa độ địa lý 15044,0 vĩ độ Bắc và 112014,1 kinh độ Đông;
2. Cụm An Vĩnh: Đặt tên theo tên của xã An Vĩnh thuộc huyện đảo lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; nằm ở phía Đông, bao gồm các đảo tương đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn Đá.
- Đảo phú Lâm nằm ở tọa độ 16050,2 vĩ độ Bắc và 112020,0 kinh độ Đông, là đảo quan trọng nhất của cụm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa, là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được. Đảo có chiều dài đến 1,7km, chiều ngang 1,2 km. Trên đảo có nhiều chim biển cư trú nên có một lớp phân chim khá dày, đã từng có một công ty Nhật Bản đến khai thác phân chim tại đây.
- Đảo Linh Côn mang tên một con tàu đắm tại đây, có tọa độ 16040,3 vĩ độ Bắc và 112043,6 kinh độ Đông, cao chừng 8,8m, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam đến 15 hải lý.
- Đảo Cây nằm ở tọa độ 16059,0 vĩ độ Bắc và 112015,9 kinh độ Đông.
- Đảo Trung (còn gọi là đảo Giữa) nằm ở tọa độ 16057,6 vĩ độ Bắc và 112019,1 kinh độ Đông;
- Đảo Bắc nằm ở tọa độ 16058,0 vĩ độ Bắc và 112018,3 kinh độ Đông;
- Đảo Nam nằm ở tọa độ 16057,0 vĩ độ Bắc và 112019,7 kinh độ Đông;
- Đảo Đá nằm ở tọa độ 16050,9 vĩ độ Bắc và 112020,5 kinh độ Đông, diện tích 0,4 km².
Ngoài các đảo như trên, cụm An Vĩnh còn có nhiều mỏm đá, cồn cát và bãi đá đó là:
- Đá Trương Nghĩa có tọa độ địa lý 16058,6 vĩ độ Bắc và 112015,4 kinh độ Đông;
- Đá Sơn Kỳ có tọa độ địa lý 16034,6 vĩ độ Bắc và 111044,0 kinh độ Đông;
- Đá Trà Tây có tọa độ địa lý 16032,8 vĩ độ Bắc và 111042,8 kinh độ Đông
- Đá Bông Bay có tọa độ địa lý 16002,0 vĩ độ Bắc và 112030,0 kinh độ Đông;
- Bãi Bình Sơn có tọa độ địa lý 16046,6 vĩ độ Bắc và 112013,2 kinh độ Đông;
- Bãi Đèn Pha có tọa độ địa lý 16032,3 vĩ độ Bắc và 111036,9 kinh độ Đông;
- Bãi Châu Nhai có tọa độ địa lý 16019,6 vĩ độ Bắc và 112025,4 kinh độ Đông;
- Cồn Cát Tây có tọa độ địa lý 16058,9 vĩ độ Bắc và 112012,3 kinh độ Đông;
- Cồn Cát Nam có tọa độ địa lý 16055,6 vĩ độ Bắc và 112020,5 kinh độ Đông;
- Hòn Tháp, có tọa độ địa lý 16034,8 vĩ độ Bắc và 112038,6 kinh độ Đông;
- Bãi Cạn Gò Nối có tọa độ địa lý 16049,7 vĩ độ Bắc và 112053,4 kinh độ Đông;
- Bãi Thủy Tề có tọa độ địa lý 16032,0 vĩ độ Bắc và 112039,9 kinh độ Đông;
- Bãi Quang Nghĩa có tọa độ địa lý 16019,4 vĩ độ Bắc và 112041,1 kinh độ Đông.
Du lịch, GO! - Theo BEE, internet
1 Comments
Ngư dân kể chuyện đánh cá xuyên Tết ở Hoàng Sa
Trả lờiXóaĐến chiều ngày 5/2, 2/4 chiếc tàu đã tham gia khai thác hải sản xuyên tết tại khu vực đảo Hoàng Sa, của ngư dân thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã về đến bến, với khoang thuyền đầy cá. Đây là kết quả chuyến đánh cá xuyên Tết ở Hoàng Sa.
Xuyên Tết được hơn 10 triệu đồng/người
Trong căn nhà nằm ở giữa thôn, tuy vẫn chưa hết mệt mỏi sau một chuyến đi dài, thế nhưng ngư dân, Nguyễn Can, thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 90512 Ts, giọng đầy hồ hởi khi nói về kết quả của chuyến ra khơi vừa rồi. Ông khoe, sau khi trừ chi phí, mỗi anh em trên tàu cũng chia được hơn 10 triệu.
Tàu cá của ông Can rời bến tiến thẳng ra Hoàng Sa vào ngày 24 Tết (ngày 17/1/2012). Ra khơi cùng ông là tàu cá của các ngư dânNguyễn Leo, Trần Hội, Đỗ Nho, ở cùng thôn, cả 4 tàu đều đánh bắt cá chuồn.
Ông Can kể, sau gần 3 ngày, tàu đến nơi khai thác. Ở những mẻ lưới đầu tiên, lượng cá thu hoạch cũng bình thường, từ 100-200 kg/giác. Tuy nhiên, sau chuyến đi gần 3 tuần, tàu của ông Can về với khoang thuyền đầy ắp với hơn 10 tấn cá. Ông Can nói, gần Tết, cá chuồn dày đặc ở biển Hoàng Sa. Thời điểm này, có khi một phát lưới kéo được cả tấn cá chuồn.
Mà mùa này giá cá cũng cao hơn. Thông thường, các đầu mối thu mua với giá khoảng 18.000 đồng/kg cá. Giờ họ mua 30.000 đồng, cao hơn bình thường 12.000 đồng/kg.
Bốn thuyền cá của xã Bình Châu đợt này đều thắng lớn. Tính trung bình, sau khi trừ chi phí, ngư dân chia được khoảng 10 triệu đồng/người, ao hơn các phiên biển bình thường từ 2-4 triệu đồng/người.
Ngư dân Nguyễn Hoàng Danh kể, còn có thêm tiền nhờ câu cá, câu mực thêm. Mỗi anh em được khoảng 2-3 triệu đồng/người. Mà câu cá, câu mực ở Hoàng Sa còn là một thú vui, để vơi nhớ nhà trong những ngày lênh đênh trên sóng biển.
Anh Danh hào hứng: "Cá cắn câu ầm ầm, con nào con đấy to "như bắp vế", giật rất sướng tay".
7 lần đón Tết trên biển Hoàng Sa
Thuyền trưởng Leo đã 7 lần đón tết ở trên biển Hoàng Sa. Cũng như trên đất liền, ngư dân cũng chuẩn bị cúng giao thừa tương tấp. Khoảng 21 giờ ngày 30 Tết, khi vác lưới cuối cùng đã thả, anh em trên tàu nghỉ ngơi để chuẩn bị cúng giao thừa. Lễ vật khá đơn giản, chỉ có gà, xôi và bánh trái...
Ông Leo giảng giải, ngoài tạ ơn trời đất, biển mẹ, ngư dân đánh bắt ở khu vực này còn bày tỏ lòng thành kính với các tiền nhân đã bỏ mạng ở Hoàng Sa khi phụng mệnh triều đình ra trấn giữ quần đảo này.
Vào cái thời khắc mà lẽ ra phải được ở bên gia đình đó, đôi mắt ngư dân nào cũng hướng về đất liền.
Tết này, ông Leo chọn 9 giờ sáng Mùng Một "khai lưới". Giọng ông thành kính, có lẽ trời thương ngư dân nên ngay mẻ lưới đầu tiên đã thu được gần 1 tấn cá. Tuy nhiên sự thuận lợi chỉ kéo dài đến buổi chiều cùng ngày, thì gió bắt đầu nổi lên đến cấp 6-7 và kéo dài liên tục nhiều ngày sau đó. Các tàu cá đành nằm chờ trên biển, bỏ Tết chứ không quay tàu về. Và biển đã không phụ lòng người.
Tết nào xã Bình Sơn cũng có những chuyến tàu bỏ Tết ra khơi như thế. Những ngư dân ấy, một phần vì mưu sinh và có lẽ, một phần không muốn để vùng biển thiêng của Việt Nam ngơi nghỉ, cả trong những ngày Tết. Bởi họ luôn luôn tâm niệm, đó là vùng biển đảo của Việt Nam ta.
Theo BEE
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.