Đảo Bạch Quy (Hoàng Sa) với bãi cát trắng tinh trong làn nước trong vắt... |
Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, con sói biển của Quảng Ngãi chia sẻ với VnExpress net các hình ảnh đẹp về Hoàng Sa chụp trong những chuyến ông ra khơi.
Từ một cậu bé phụ việc, nhiều năm qua ông Lưu đã trở thành thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm sóng gió. |
Năm 20 tuổi bắt đầu theo cha ra khơi đánh bắt thủy sản, thuyền trưởng Mai Phụng Lưu được ngư dân Quảng Ngãi ví như con sói biển, chuyên hành nghề ở Hoàng Sa.
Nhiều ngư dân có thâm niên tuổi đời khi mới 15 - 17 tuổi đã đi Hoàng Sa chuyến đầu đời, khi đó Hoàng Sa còn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền miền Nam Việt Nam. Hồi đó, đi biển còn thắp cây đèn hột vịt, không có thiết bị định vị mà “thấy chim bay là biết gần đến đảo”...
Tàu nhỏ, phương tiện đi biển hầu như không có gì, ngay cả bình hơi, dây dẫn khí... để lặn cũng không. Nhưng nhờ ngư trường Hoàng Sa giàu có nên chuyến đi nào tàu cũng đầy ắp hải sản.
Ngày nay, viên thuyền trưởng 45 tuổi này thường xuyên cùng với các con trai, con rể của mình đưa tàu phấp phới lá cờ tổ quốc tiến ra vùng biển Hoàng Sa khai thác thủy sản.
Nhiều ngư dân có thâm niên tuổi đời khi mới 15 - 17 tuổi đã đi Hoàng Sa chuyến đầu đời, khi đó Hoàng Sa còn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền miền Nam Việt Nam. Hồi đó, đi biển còn thắp cây đèn hột vịt, không có thiết bị định vị mà “thấy chim bay là biết gần đến đảo”...
Tàu nhỏ, phương tiện đi biển hầu như không có gì, ngay cả bình hơi, dây dẫn khí... để lặn cũng không. Nhưng nhờ ngư trường Hoàng Sa giàu có nên chuyến đi nào tàu cũng đầy ắp hải sản.
Mỗi lần vào đảo, ông Lưu lại thắp nén hương tưởng nhớ cha ông từng gặp nạn nằm lại ở vùng biển này. |
Ông Nguyễn Lộc (thôn Đông, An Vĩnh) đã giã từ nghề biển vì tuổi cao nhưng nghe nhắc tới Hoàng Sa thì mắt như sáng lên. Suốt cuộc đời, ông Lộc không thể nào quên được hai chữ Hoàng Sa. Ở đó có những rạn san hô cá nhiều vô kể, có thể bắt hàng tấn ốc, nhưng cũng có khi ông “chết đi sống lại”. Nghe ông kể câu chuyện năm 1995 mà như mới diễn ra hôm qua...
Viên thuyền trưởng dày dạn nắng gió nâng niu những quả trứng chim hải âu nhặt được ở đảo Tây. |
Đó là chuyến đi câu mực bằng thuyền thúng và đèn măng sông trong mùa biển lặng. Khi mặt trời chìm nơi cuối chân trời cũng là lúc tàu lớn lần lượt thả 12 thuyền thúng và ngư dân (mỗi thuyền thúng một ngư dân và một đèn măng sông) để câu mực. Nhưng đến nửa đêm thì giông tố nổi lên đúng lúc cái đèn trên thuyền của ông Lộc hết dầu nên tàu lớn không nhìn thấy để vớt. Do gió lớn nên sáng ra thuyền thúng đã trôi xa, tàu lớn cứ tưởng ông gặp nạn rồi nên bỏ đi.
Đây là đảo Tây của Hoàng Sa với đồi dốc, nhiều cây cỏ nên chim hải âu thường vào đẻ trứng. Gặp mùa hải âu sinh sản, ông Lưu vào đảo nhặt trứng để cải thiện bữa ăn trong những ngày dài bám biển. |
Với ông Lưu, vùng biển Hoàng Sa là ngư trường dồi dào sản vật, từ lâu đã trở thành máu thịt, là mái ấm gia đình - "điểm tựa" cuộc sống cho gia đình ông cũng như nhiều ngư dân Việt Nam. |
Thế nhưng, hiện nay anh Hoa đã hạn chế đi ngư trường Hoàng Sa mà quay sang ngư trường Trường Sa do sự bắt bớ phi lý của phía Trung Quốc. Dù vậy, anh vẫn mơ về một ngày mai, anh, thậm chí con cháu anh sẽ lại tự do đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa truyền thống của ông cha...
Như anh nói, cây bàng biển trên đảo Lý Sơn còn thì ngư dân đảo còn ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ VnExpress, Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
2 Comments
Đảo Bạch Quy hay đá Bạch Quy là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trả lờiXóaCả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Bạch Quy. Hiện nay, Trung Quốc đang quản lý hòn đảo này.
Tên gọi: Việt Nam: Đảo Bạch Quy (có tài liệu ghi là Bạch Quỷ?); Trung Quốc: 盘石屿, Panshi Yu (Bàn Thạch dữ); tiếng Anh: Passu Keah.
Tọa độ: 16°03' B – 111°47' Đ
Hình thể đảo này là một dải san hô, chỉ thật sự nổi hẳn lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Địa thế trơ trọi đá, không cho phép người ta sinh tồn nếu không xây cất các công trình nhân tạo.
Huyện đảo Lý Sơn hiện có trên 300 tàu đánh cá với 1.000 thợ lặn chuyên nghiệp. Số thợ lặn này vẫn trung thành với vùng biển Hoàng Sa, vì theo họ, đó là ngư trường quen thuộc. Có lẽ từ nhiều thế kỷ trước, bằng những chiếc ghe bầu rất thô sơ, chủ yếu sử dụng bằng buồm, ngư dân Lý Sơn đã có mặt tại Hoàng Sa nên họ quá quen thuộc với con nước nơi ấy rồi. Thứ nữa, vùng biển Hoàng Sa là nơi không chỉ tập trung các loài cá tôm có giá trị kinh tế cao mà còn là "thủ đô" của các loài hải sâm, vú mà mỗi ký trị giá gần triệu bạc. Nhiều chiếc tàu của ngư dân Lý Sơn sau một chuyến đi biển ra Hoàng Sa, chuyên hành nghề lặn hải sâm, thu về 200 - 300 triệu đồng là thường. Đó là câu chuyện cách đây 5-10 năm trước, còn vài năm trở lại đây, ra Hoàng Sa với ngư dân Lý Sơn là đồng nghĩa với những rủi ro mà họ luôn phải đối mặt.
Trả lờiXóaTuy nhiên, không vì thế mà ngư dân Lý Sơn "chùn tay chèo" mỗi khi giong buồm ra khơi. Có thể nói, người tiên phong và không hề biết sợ những rủi ro tại vùng biển ấy là Mai Phụng Lưu.
Ở người đàn ông dạn dày nắng gió biển khơi này có một tình yêu Hoàng Sa đến kỳ lạ. Chính vì "nghiện" vùng biển này nên bây giờ có nhắm mắt, Mai Phụng Lưu cũng không lạc hướng ra Hoàng Sa. Anh thuộc từng con nước, từng bãi cỏ, từng đụn cát nơi này.
Mùa hè vừa qua, sau chuyến biển "mở hàng" con tàu mới tậu nhờ sự giúp đỡ của Ngân hàng Đông Á cho vay 300 triệu, lãi suất "ưu đãi" 14%/năm, Mai Phụng Lưu đã làm tất thảy những anh em nhà báo ở Quảng Ngãi phải sững sờ khi anh rút trong túi chiếc áo ngư phủ mà anh vẫn mặc đi biển ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số, hiệu Olimpia "năm chấm", khoe: "Rất nhiều ảnh về Hoàng Sa trong này!". Cứ tưởng Lưu nói chơi, không ngờ là ảnh về Hoàng Sa thật.
Lưu kể: Có hai địa danh mà bất cứ ngư dân Lý Sơn nào gắn bó với vùng biển Hoàng Sa cũng đều biết. Đó là cù lao Ông Già và đảo Bạch Quy. Bạch Quy thì được ghi trong sách, hòn đảo này chu vi chừng 300 mét vuông nhưng cát trắng chiếm phần lớn. Mùa hè, rùa biển về đây sinh sản nhiều vô kể. Có lẽ dựa vào đặc điểm này mà người ta đặt tên cho nó là Bạch Quy chăng? Riêng cù lao Ông Già thì dân Lý Sơn đặt tên. Cù lao này một thời là trạm dừng chân quen thuộc của ngư dân trong các chuyến hải hành ngang dọc Hoàng Sa.
Lần đầu tiên vào tháng 8/2011, Mai Phụng Lưu trao tôi bức ảnh mà con trai anh ghi lại cảnh cha mình (tức Mai Phụng Lưu) đang tiếp cận đảo Bạch Quy và cầm trên tay rất nhiều trứng rùa. Trong ảnh, chỉ thấy nhân vật Lưu cầm nhiều trứng rùa nên tôi "khích tướng": "Ảnh này thì ngay tại Lý Sơn cũng chụp được, chỉ cần cầm mấy cái trứng rùa nữa thôi. Ai mà tin được đó là Bạch Qui!". Lưu hỏi lại: "Chứ chụp thế nào vậy anh?". Tôi bày: "Chụp cận có, xa có, miễn sao thấy được một góc hòn đảo này. Hoặc là tìm một nét đặc trưng nào đó của đảo Bạch Quy mà nơi khác không có để chụp thì người ta mới tin được".
Y "bài", trong chuyến ra Hoàng Sa ngay sau đó, Mai Phụng Lưu đã trao cho tôi một serie ảnh nữa. Lần này thì người con rể của anh chụp cảnh hai cha con Lưu đang hốt cát trên đảo Bạch Quy bỏ vào bao. Một ảnh ghi cảnh họ thắp nhang nơi bãi cát của hòn đảo ấy. Biển xanh và cát trắng, có lẽ cả vùng Lý Sơn không thể có được nên tôi tin đó là Bạch Quy - một góc trời của Tổ quốc thân yêu mà chỉ có Mai Phụng Lưu mới ghi lại được trong thời điểm này.
Lưu đã mang mấy bao cát trắng tại Bạch Quy về "làm quà" cho cả đảo Lý Sơn! Cát thì nơi nào chẳng có trên đất nước Việt Nam mình nhưng cát ở đảo Bạch Quy mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn: Hòn đảo ấy đã từng thấm bao mồ hôi và xương máu của ông cha ta từ mấy trăm năm trước. Vì vậy, mỗi hạt cát mà Lưu mang về là một phần xương thịt của Tổ quốc chúng ta! Bức ảnh ghi lại cảnh hai cha con Mai Phụng Lưu (do người con rể chụp), vì thế đã trở nên thiêng liêng hơn bất cứ tấm ảnh nào mà Lưu ghi được trong chuyến hải hành ấy.
Báo Quảng Ngãi
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.