Nằm cách trung tâm xã Tả Củ Tỷ gần 6 km đường bộ, sông Lẫm nằm trên địa bàn  là thôn xa nhất của xã, nằm ở ở ven bìa rừng nguyên sinh huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Trời chạng vạng tối, chúng tôi mới đến được thôn Sông Lẫm (xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà), chỉ có mấy nóc nhà nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi quanh năm mây phủ. Xá Tả Củ Tỷ  là bản định cư của 48 hộ gia đình người dân tộc Nùng. Đồng bào dân tộc Nùng Sông lẫm sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng cây ngô lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ và hái lượm thảo quả trên rừng già.
Mới nghe tên thôn Sông Lẫm, ai chưa từng đến ngỡ là làng ven sông nhưng có đến mới biết đây là bản trên đồi núi rừng cao vút. Già làng Lù Văn quang, 64 tuổi, dân tộc Nùng, bí thư chi bộ thôn Sông Lẫm và cũng là người có uy tín nhất bản cho biết, sông Lẫm là tiếng gọi địa phương, dịch ra tiếng Việt là vùng đất thụt ven núi.

Người Nùng đã đến đây định cư bao đời nay không ai trong bản còn nhớ chính xác nữa, truyền thuyết người Nùng kể rằng ngày xưa người Nùng đi tìm miền đất mới, khu ở mới, đi mãi chỉ thây thảo nguyên, núi cao không sống được.

Đến một hôm đi đến gần vùng đất này (Tả Củ Tỷ) gặp trời mưa to, nghe một tiếng sấm nổ to trên đình đồi núi, mọi người nhìn lên thấy một thác nước lớn trên trời đổ xuống trắng xoá làm thụt cả một khu đồi, tạo thành một bãi khá bằng phẳng và còn lại một phần thác nước nước lớn vẫn còn chảy gọi là thác sông Lẫm hiện nay.

Thế là người Nùng rủ nhau leo lên đây định cư, ở đây bốn mùa có nước, nhiều nguồn nước, làm ruộng lúa nước tốt hơn trồng ngô nên chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.

< Đất trù phú, bình dị... đồng bào nơi đây cũng rất hồn hậu, thuần phác.
Muốn lên đến được đỉnh thác Sông Lẫm phải có người dẫn đường vì đường lên rất nguy hiểm. Ông Lù Xuân Quang, 64 tuổi, dân tộc Nùng cho biết, ở thôn Sông Lẫm có 4 thác là Thác Nậm Khẳm, thác Sông Lẫm, thác Sáp ong và thác Con khỉ, trong đó đẹp và hùng vĩ nhất là thác Sông Lẫm này. Trước khi chúng tôi đến vài ngày, liên tiếp có mưa lớn, dòng thác no nước gầm lên vang trời.

< Một đoạn thác Sông Lẫm.

Thác Sông Lẫm cựa mình trong lòng núi, xuyên qua các cánh rừng già mù sương rồi như lao vụt từ trên trời xuống tạo thành 3 tầng thác, 4 mùa tung bọt trắng xóa trong rất đẹp còn hơn cả thác bạc Sa Pa.
Dưới chân thác có những phiến đá với nhiều hình thù kỳ lạ như các bức tượng điêu khắc, người dân bản trước đây cho rằng đó là các báu vật của trời ban tặng.

Trong ánh hoàng hôn, chúng tôi đặt chân đến đỉnh thác Sông Lẫm. Ngọn thác thật hùng vĩ, đổ thẳng từ trên cao rồi hoà mình vào dòng dòng Nậm Khẳm hiền hoà, uốn lượn giữa đại ngàn.
Già làng Lù Văn Quang còn cho biết, trong rừng già sông Lẫm vẫn còn lợn rừng, khỉ, gấu, nai, gà rừng và nhiều loại chim thú khác, đặc biệt có nhiều cây thảo quả rừng mọc tự nhiên.

< Bản sông Lẫm mờ sương.
Cây Thảo quả rừng mọc  cả ở bìa rừng, ngay thôn song nhiều ở trong rừng, nhất là khu vực rừng giáp gianh huyện Xín Mần, Hà Giang. Thảo quả rừng giống như thảo quả trồng sông, có mùi thơm hơn, vị cay hơn và được giá. Tại chợ Xín Mần, mỗi kg thảo quả có giá 30.000 đồng. Quả chín đem phơi khô bán 100.000 đồng một kg.

Không chỉ có vậy, Sông Lẫm nổi tiếng có chè Shan thơm ngon, còn nhiều cây chè cổ thụ có chất lượng cao, chè ở đây được trồng ở khe núi, bìa rừng. Hiện sông Lẫm có 25 ha cây chè, trong đó có 10 ha cây chè cổ thụ và 15 ha cây chè shan trồng mớ… đem lại nguồn thu ổn định, xoá nghèo,  nâng cao đời sống bà con người dân tộc Nùng địa phương.

Tổng hợp từ báo Đất Việt, Lào Cai