< Đường vào làng hoa? thấy ngã rẽ thì quẹo vô.
Tân Quy Đông là địa danh quen thuộc của nhiều du khách. Nằm bên dòng sông Tiền lộng gió và phù sa, nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây kiểng, hoa lá. Có điều nằm không xa khu làng hoa là Khu công nghiệp, tương lai về sau sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoa kiểng tại đây. Ông nào cũng lớn tiếng là mình có hệ thống xử lý chất thải mà sự thật thì nhìn các khu công nghiệp Đồng Nai sẽ rõ, chán!
< Hoa được kê lên giàn.
Là một nơi có truyền thống trồng hoa kiểng “Làng hoa Tân Qui Đông” xưa chỉ có ít hộ, đến nay số trồng hoa kiểng đã đến hàng ngàn hộ với rất nhiều những chủng loại hoa kiểng khác nhau. Nghề trồng hoa kiểng ở thành phố hiện nay không chỉ tập trung ở phường Tân Qui Đông mà đã lan rộng ở các xã, phường lân cận với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng làm cho hoa kiểng ở thành phố không những nổi tiếng trong vùng mà còn được nhiều tỉnh, thành trong và ngoài nước biết đến.
< Chổ nào cũng vậy.
Có thể sẽ thú vị khi được thả bộ theo bờ sông Tiền, đường tỉnh lộ 848, Lê Lợi, Sa Nhiên – Cai Dao, Sa Nhiên – Ông Thung để được ngắm thoả thích, không phải là vườn hoa hay làng hoa mà là cả một rừng hoa với đủ các kỳ hoa dị thảo đua nhau khoe sắc (!). Ở Tân Qui Đông con đường từ bờ sông Tiền chạy ra sông Sa Đéc được mang tên Vườn Hồng với Vườn Hồng Tư Tôn nổi tiếng.
< Chỉ có vậy thôi sao? Thất vọng quá, hic hic.
Tân Qui Đông không chỉ nổi tiếng về hoa mà còn rất nổi tiếng về cây kiểng như vạn niên tùng, kim quýt, nguyệt quới, mai vàng, mai chiếu thuỷ. Mỗi thế cây dáng đứng đều thắm đượm bản sắc văn hoá Việt Nam, vừa giản dị đời thường, vừa mang tính nghệ thuật, triết lý. Nào là thế phu phụ, thế mẹ bồng con, thế thác nước, thế nghinh phong... mỗi thế có ý nghĩa riêng và đôi khi còn mang cả một truyền thuyết hay triết lý, kinh nghiệm sâu xa của đời.
Thời gian gần đây, tại một số cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa kiểng Làng Hoa xuất hiện hàng chục loại cây cảnh mới mà người ta thường gọi là “cây không khí”. Loại cây này bán khá chạy và giá cao. Trung bình một cây cỡ ngón tay út có giá khoảng 50.000 đồng. Sở dĩ được gọi là cây không khí là vì cây này không cần trồng trong đất, chỉ treo lơ lửng trên không nhưng cây vẫn sống, ra hoa bình thường và làm cho không khí trong lành...
... Thông tin về Làng Hoa Tân Qui Đông là vậy. Chắc mẩm bác Phương đi không đúng mùa, vào chưa đúng chỗ hoặc... do số bác còn 'đen' nên chốn thưởng lãm 'Làng Hoa' biến thành 'gánh hàng hoa' - Oải!
< Thất vọng quá, chắc mình đi mùa không có hoa! Thôi đành quay ra.
< Nhưng mà người vẫn chở hoa đi, cây lá thì đúng hơn.
Vừa thất vọng vừa mệt, thôi đành ra trung tâm Sa Đéc kiếm chỗ nghỉ ngơi tí. Sa Đéc mặc dù nhỏ nhưng vẫn có nét đẹp duyên dáng. Bây giờ đã là thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Thời Pháp thuộc và VNCH, Sa Đéc là tỉnh lỵ của tỉnh Sa Đéc, được khai phá sớm hơn Cao Lãnh rất trù phú. Tên gốc là Phasa Dek được đọc trại thành Sa Đéc. Sau 75, Sa Đéc vẫn giữ vai trò tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Đến 1994, vai trò này được trao cho Cao Lãnh.
< Đến đường Hùng Vương, một con đường mới mở rộng rãi: Mình thấy Khách Sạn Sa Đéc, thế là ghé vô. KS Sa Đéc còn mới, tiện nghi đầy đủ nhưng chỉ có giá hơi cao 350k. Bà xã mình ít khi nào lựa chọn, hỏi xong là OK. Thì OK!
Nghỉ ngơi tắm rửa cho sạch bụi trần, bọn mình lại xách xe ra du ngoạn tiếp.
< Chùa Hương còn gọi là chùa Phước Hưng, chùa do người gốc Hoa thành lập năm 1838. Nằm trên đường Hùng Vương, mùa này là mùa Kiết hạ. Kế bên là chùa Bửu Quang kiến trúc mới hơn.
< Đình thần Vĩnh Phước*, mình không nhớ nằm ở đường nào. Chạy qua thấy làm một tấm, quên mất tiêu.
Đình Vĩnh Phước lập vào thế kỷ 19, thờ Thần hoàng bổn cảnh.
Tìm đường ra chợ thôi ,bụng kêu lên rồi, mình đi xe máy nên tìm thức ăn ngoài chợ vừa rẻ vừa tìm hiểu sinh hoạt tại địa phương.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4
Phương Nguyên
Du lịch, GO!
* Đình Vĩnh Phước tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Sa Đéc. Đình được xây dựng vào năm 1807, là một trong những ngôi đình xưa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 1946, đền thờ Quận công Tống Phước Hòa ở Tân Phú Đông hư sập nên toàn bộ các sắc của Quận công đều được đưa vào đây thờ. Do vậy nhiều người cho rằng đình Vĩnh Phước thờ quan Thượng đẳng thần Tống Phước Hòa, thậm chí có người còn gọi là đình Tống Phước Hòa. Đến ngày 10 tháng 4 năm 2003, đình được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
1 Comments
Có lẽ số mình đen thật ,tới lui gì vẫn thấy vậy ,hay mình đi không đúng chỗ .Thật ra nơi này gần với nhà mình đi đám nên không dám chạy lung tung ,vì mình nói đã về SG ,gặp mặt thì ngượng chết ,hehehe..
Trả lờiXóaĐăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.