Núi Ba Vì còn có tên gọi núi Tản Viên là một khối núi với 3 đỉnh, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua 1.281m, tiếp đó là đỉnh Tản Viên 1.226m và đỉnh Ngọc Hoa 1.200m, nay thuộc huyện Ba Vì, cách nội thành Hà Nội chừng 60km.
Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa (đặt theo tên của công chúa con vua Hùng thứ XVIII được gả cho Sơn Tinh), và núi Vua. Núi Vua cao nhất, trên đỉnh núi Vua có đền thờ Hồ Chí Minh.
Ở chân núi phía Tây của dãy Ba Vì có dòng sông Đà, phía Đông có hồ nhân tạo Suối Hai dài 7km, rộng 4km với 14 đảo lớn nhỏ thực chất là những ngọn đồi nhô lên mặt nước.
Về mặt địa chất, núi Ba Vì hình thành cách ngày nay khoảng 360 triệu năm. Mạch núi từ phía đông bắc xếp thành hàng ngang, lớp lớp đổ về khoảng giữa sông Thao, sông Đà. Đá núi có diệp vân thạch, lẫn hoa cương phiến thạch, màu xanh, xám và đen. Ngoài ra còn có hỏa sơn nham mà dấu vết còn ở đồi Đá Chông ven sông Đà.
Trong tâm thức của nhân dân thì vùng núi Ba Vì là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất mặc dù núi Ba Vì chỉ cao 1.281m còn núi Tam Đảo cao đến 1.581m. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý. Truyền thuyết còn kể lại rằng núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh.
Quanh núi Ba Vì nhiều tên đất, tên làng, tên vạt đồi đồng nội, tên dòng sông, khe suối, địa danh, địa hình, địa vật, đầm hồ, bờ bãi, đình, đền, miếu mạo và những con người còn in đậm trong sự tích và chuyện kể dân gian xứ Đoài gắn liền với truyền thống Sơn Tinh.
Những quả đồi Mòm, dẫy gò Choi thuộc vùng Tòng Lệnh, ở phía Bắc núi Ba Vì; những trái núi ở vùng Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán; những hòn núi Chẹ và dãy nũi đá Chèm ở phía Tây thuộc mạn Sông Đà; những dãy đồi Máng Sòng, Đồi Giếng ở phía Đông núi Ba Vì là những chiến tích của Sơn Tinh, ngày đêm gánh đất để lập thành phòng tuyến chống lại Thủy Tinh. Về sự tích” Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt”.
Chuyện xưa kể lại rằng đồi Vai cao nhất ở xã Kim Sơn là tảng đá rơi vì sọt thủng, còn dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn là do đứt quang, đất đổ ra nhiều trên dọc con đường Sơn Tinh gánh đất.
Chuyện cắm chông chà ở bãi Đá Chông, thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái, cho quân gieo hạt mây thành rừng quanh núi U bò, ném lạt tre tạo thành lũy tre dày ở vùng ngòi lặt, lao gỗ đá từ trên núi xuống tạo thành mười sáu ngả ở vùng Đầm Đượng v.v… là những phương kế của Sơn Tinh.
Trên bãi chiến trường xưa còn có nhiều dấu tích như suối Di, sông Tích, ngòi Tôm, đầm Mom, đầm Mít, đầm Sui, xóm Rùa, xóm Cá Sấu ở Vân Sơn xã Vân Hòa; thôn Rắn Giải ở Phụ Khang thuộc xã Đường Lâm; Thuồng Luồng ở Cầu Hang vùng sông Tích thuộc xã Thanh Mỹ; Thủy quái ở Ghềnh Bợ trên dải sông Đà… là những trận đồ tàn binh, bại tướng của Thủy Tinh.
Những truyền thuyết dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chững tỏ tổ tiên ta đã bắt đầu cuộc trị thủy mở mang bờ cõi từ hạ lưu sông Đà, sông Tích để tạo ra một vùng núi Ba Vì trù phú như ngày nay.
Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tời phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước ta. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt.
Tài nguyên thiên nhiên núi Ba Vì rất phong phú, đa dang. Khí hậu núi Ba Vì trong lành mát mẻ. Năm 1932 thực dân Pháp đã chọn núi Ba Vì là nơi nghỉ mát lý tưởng ở đồng bằng Bắc Bộ, giống như Sa Pa ở Tây Bắc, như Đà Lạt ở Tây Nguyên. Hiện nay trên núi Ba Vì còn nhiều phế tích thuộc thời Pháp như nhà thờ đạo, Trại cô nhi viện (cốt 800), khu hành chính (cốt 400), khu quân sự và khu sinh hoạt của sỹ quan Pháp (cốt 600 – 700), Trại tù (cốt 1100).
Vùng núi Ba Vì có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Canh – Suối Tiên, Thác Mơ, Thác Đa, Thác Ngà, Thác Hương, núi Đá Chẹ, rừng thông Đá Chông (K9), hồ Xuân Khanh, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô – Ngải Sơn, hồ Tiên Sa, hồ Suối Cả, hồ suối Bóp, hồ suối Mít, đồi cò Ngọc Nhị, khu Đầm Long v.v…
Trong vườn quốc gia Ba Vì còn có Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, khu di tích lịch sử cách mạng (cốt 600) và nhiều di tích, phế tích khác.
Khu vực núi Ba Vì hiện có gần 100 ngôi Đình, Đền thờ Thánh Tản Viên – Sơn Tinh như Đền Trung, Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Đá Đen, Đền Vật Lại, Đền Măng Sơn, Đền Khánh Xuân, Đền Vật Lai, đình Yên Nội, Đình Tây Đằng, đình Mỗ Lao, đình Quất Động, đình Đông Viên, đình Quan Húc, đình Phú Thứ, đình Thanh Hùng, đình Thụy
Du lịch, GO! - Theo TripVN, ảnh internet
3 Comments
cách đây vài năm, chổ này e cũng lên rồi :)
Trả lờiXóadream cao chạy lên đó số 1 mà yếu xìu luôn
khi xuống dốc, nếu không để số, phải thắng, quẹo thì càng thắng cạ đường, không an toàn chúc nào :)
Bài viết này không đề cập hình ảnh đền thờ bác Hồ, lúc em đi,trời sương mù, vậy mà vừa đi nước đọng vào áo lạnh, nhiểu nước luôn, lạnh... kinh dị :)
nhìn cùi chỏ, giống giống cùi chỏ đường lên KDL hồ mây vũng tàu quá :D
Những đường núi dành cho du lịch thường dốc rất khủng, không như những cung đường đèo trên QL hay TL. Vậy nhưng bạn phải công nhận là mấy cái dốc kinh dị này đi sướng hơn những con đèo quá chỉnh chu?
XóaXe mình sau các chuyến đi có đèo dốc nhiều thì về kêu ken két thắng hàng tháng mới hết, he he.
anh được cái nói.. đúng
Xóacái gì phê thì... sướng, về nhớ lâu :)
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.