Trước thế kỷ XX, khi cao nguyên Lâm Viên là vùng đất hoang sơ thì cư dân Đà Lạt - Lâm Đồng sử dụng các con đường mòn để đi lại, giao thương giữa các buôn làng hoặc đi đến các vùng đồng bằng duyên hải.
Hàng năm vào các kỳ chợ phiên, người dân tộc đi thành từng đoàn xuống các vùng đồng bằng duyên hải để trao đổi hàng hoá, hành trình thường kéo dài cả tháng. Họ mang theo những sản phẩm miền núi như thú rừng, mật ong, trâu bò, nông sản để đổi lấy gạo, muối, cá khô và nông cụ.
Qua một thời gian dài phát triển mạnh mẽ: Đà Lạt ngày nay được nối liền với các thành phố ven biển bằng những đường trục Đông Tây khiến giao thông hàng hóa và du lịch thật thuận tiện. Ngoài trục chính là QL20 nối Bắc Nam thì những trục ngang dẫn về hướng biển có thể kể ra như sau..
1. Đà Lạt - Phan Rang: Đây là con đường có từ trước 1975 đi từ Đà Lạt xuống Đơn dương (đi theo Quốc lộ 20 hướng Trại Mát qua đèo Dran làm từ thời Pháp hoặc đi qua đèo Prenn đến ngã ba Phi Nôm thì rẽ theo Quốc lộ 27 làm thời Mỹ để đi Đơn dương), sau đó qua đèo Ngoạn Mục (còn gọi là đèo Sông Pha) để xuống thị trấn Tân Sơn.
Từ Tân Sơn: có thể vẫn đi theo QL27 đến Phan Rang (tổng cung đường khoảng gần 120 Km) hay rẽ trái theo QL27B đi Cam Ranh (tổng cung đường khoảng 140 Km).
2. Đà Lạt - Hòa Thắng - Phan Thiết: Từ Đà Lạt xuống Đức Trọng, đến ngã ba Ninh Gia thì rẽ trái theo đường Lương Sơn - Đại Ninh (băng qua khu vực thủy điện và đèo Đại Ninh) để đến huyện Bắc Bình của Bình Thuận sau đó gặp Quốc lộ 1A ở thị trấn Lương Sơn.
Từ thị trấn này: rẽ phải để đi Phan Thiết hay theo TL716 đi Hòa Thắng - Mũi Né. Đây là đoạn đường ngắn nhất để đi từ Đà Lạt đến Phan Thiết (tổng chiều dài khoảng 160 Km) nhưng vắng, rất quanh co và nguy hiểm.
3. Đà Lạt - Phan Thiết: Từ Đà Lạt xuống Di Linh, rẽ trái đi theo Quốc lộ 28 qua đèo Gia Bắc đi huyện Hàm Thuận Bắc của Bình Thuận - đến ngay TP Phan Thiết (tổng chiều dài khoảng 200 Km). Đoạn đường này nhỏ, vắng nhưng vẫn dễ đi hơn đoạn đường trên do ít đèo dốc nguy hiểm hơn nhưng lại xa hơn.
4. Đà Lạt - Lagi - Phan Thiết: Từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc, rẽ trái đi theo Quốc lộ 55 và qua đèo Lộc Nam - hồ thủy điện Hàm Thuận - hồ thủy điện ĐaMi đến thị trấn Lạc Tánh. Từ đây theo QL55 xuống thị trấn Tân Nghĩa (ngay QL1A) - vẫn theo QL55 sẽ đến thị xã Lagi.
Từ Tân Nghĩa có thể theo QL1A đi Phan Thiết. Cũng giống như đoạn đường đi từ Đức Trọng, đoạn đường này trước đây cũng để phục vụ cho công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi.
5. Đà Lạt - Nha Trang: Từ Đà Lạt theo tỉnh lộ 723 (hướng hồ Than Thở) đi vào huyện Lạc Dương và băng qua các huyện Khánh Vĩnh (đèo Hòn Giao), Diên Khánh của Khánh Hòa để đến TP Nha Trang (tổng chiều dài khoảng gần 140 Km).
Đây là đường mới mở, đi Nha Trang rất gần, nhưng rất vắng vẻ, đồng thời quanh co, nhưng rất đẹp.
Du lịch, GO! - Biên tập từ Dalatngaynay, ảnh Dulichgo, internet
4 Comments
Chào Anh
Trả lờiXóaEm nghĩ anh nên bổ sung link cho những cung đường này từ blog của anh để mọi người có thể tham khảo chi tiết hơn.
Trong 5 cách đi thì ngoại trừ (1) và (5) thì anh đã có nhiều chi tiết, đây cũng là cơ hội để anh làm hết luôn đó :)
bienlao
1 và 5 cũng đã đi bằng xe khách hồi mới 'lông bông', chỉ có 'nàng Win' chưa thấm mùi đâu khổ thôi. Mình nghĩ rằng sẽ đến lúc cho cô nàng đỏng đảnh này biết mùi đèo Hòn Giao và đèo Ngoạn Mục.
XóaMình đã đi cung đường Đà Lạt Hòa Thắng Phan Thiết trong đợt tết vừa rồi 14/02/2016 . Đường đi hơi quanh co nhưng dễ đi , cảnh đẹp. chiều dài tổng cộng từ Ql20 đến QL 1A khoảng tầm 65 km .khoảng giữa vẫn có trạm nghỉ chân và cây xăng .
Trả lờiXóaĐi cung đường này nhớ ghé thác Bảo Đại nha pà kon, đây là con thác hùng vĩ trong mùa mưa.
XóaĐăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.